Bãi Bỏ Kỳ Thi Tốt Nghiệp THPT Từ 2017 ?

Bãi Bỏ Kỳ Thi Tốt Nghiệp THPT Từ 2017 ?

Cuộc phỏng vấn ngắn Hiệu trưởng Trường Đại học Thương Mại - GS Đinh Văn Sơn về đổi mới tuyển sinh GD&ĐT có đề cập tới việc bãi bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2017.

Cuộc phỏng vấn ngắn Hiệu trưởng Trường Đại học Thương Mại - GS Đinh Văn Sơn về đổi mới tuyển sinh GD&ĐT có đề cập tới việc bãi bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2017.

Qua 2 năm đổi mới tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, GS Đinh Văn Sơn cho biết, dựa vào dư luận xã hội phản ánh về kỳ thi THPT Quốc gia 2016 cùng với những đánh giá toàn diện của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho thấy kỳ thi đã diễn ra thành công tốt đẹp. Không những vậy, kỳ thi năm nay đã có sự rút kinh nghiệm và khắc phục những vấn đề chưa tốt của năm trước, tiến tới 1 kỳ thi an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế. 

Điều thành công nhất phải kể tới đó là đã giảm thiểu tối đa con đường đến với kỳ thi THPT Quốc gia của các thí sinh cũng như phụ huynh. Thay vì phải tổ chức nhiều kỳ thi và nhiều chuyến đi rất vất vả, mất nhiều thời gian, vật chất thì đã gộp chung lại chỉ phải thi 1 lần duy nhất tại tỉnh nhà.

Cụm thi xét tốt nghiệp THPT và cụm thi xét tuyển Đại học liệu có nên gộp chung? 

Việc tổ kỳ thi THPT Quốc gia trải qua 2 năm thực hiện chỉ là phép thử của Bộ GD&ĐT. Qua kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong công tác tuyển sinh của mình, Ông Đinh Văn Sơn đưa ra nhận định, cần phải tiếp tục nghiên cứu đổi mới để thành công hơn, hợp lý và tối ưu nhất dần dần hoàn thiện lộ trình thi cử trong nước.

Ông đưa ra ý kiến cá nhân, nếu kỳ thi THPT Quốc gia 2017 vẫn tiếp tục được diễn ra thì nên gộp chung 2 loại cụm thi :

Cụm thi dành cho thí sinh có nguyện vọng dùng kết quả để xét tuyển Đại học do các tỉnh, thành phố chủ trì và cụm thi cho các thí sinh có nguyện vọng dùng kết quả để xét tuyển đại học do các trường ĐH chủ trì vào làm một.

Ông đưa ra lý giải, là bởi cùng một kỳ thi với quy chế, đề thi, đáp án và hướng chấm điểm như nhau. Hơn nữa, Ông còn có định hướng mới là nếu năm 2017 kỳ thi THPT QG vẫn tiếp diễn thì mỗi tỉnh, thành chỉ nên có 1 hội đồng thi chung cho tất cả các thí sinh. Đối với mỗi quận, huyện và thị xã sẽ có 1 điểm tổ chức thi.

Các thí sinh có dùng kết quả xét tuyển ĐH hay không là do nguyện vọng và quyền lợi của họ. Định hướng này đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất kỳ thi với 2 mục tiêu đồng thời giảm thiểu chi phí xã hội.

Đặc biệt, Ông còn đưa ra hướng đi mới đó là nên mạnh dạn bãi bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT để thay vào đó bằng hình thức xét tuyển tốt nghiệp. Công tác này sẽ là nhiệm vụ của Sở GD&ĐT các địa phương. Còn việc tuyển sinh ĐH sẽ là việc của các trường ĐH gắn với quyền tự chủ của thí sinh và các trường. Bãi bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT giảm thiểu tốn kém về vật chất cho xã hội và áp lực cho thí sinh, phụ huynh GS Đinh Văn Sơn đưa ra các lý giải cho ý kiến cá nhân trên của mình:
GS Đinh Văn Sơn trong buổi phỏng vấn
GS Đinh Văn Sơn trong buổi phỏng vấn

Đầu tiên, Trên thế giới hiện nay có rất nhiều quốc gia không có tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Việc xét tốt nghiệp sẽ dựa vào kết quả của cả một quá trình học tập, rèn luyện từ lớp 10 tới hết lớp 12 của học sinh. Về khách quan thì điều này đảm bảo tính chính xác, khoa học và toàn diện hơn cả nếu quá trình đánh giá là công bằng, thực tế.

Tiếp đến, Với thực trạng xã hội hiện nay, bằng tốt nghiệp THPT về cơ bản chỉ là điều kiện cần để các thí sinh được dự thi và xét tuyển vào các trường TC,CĐ và ĐH. Chứ họ không cần để ý tới thứ hạng của tấm bằng đó là gì.

Tiếp theo, Việc bãi bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT còn giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản tài chính khổng lồ của xã hội mỗi năm mà kết quả cuối cùng vẫn là tốt nghiệp 98,99 hay 100% như hiện nay.

Cuối cùng, Điều này còn giúp giảm bớt phần nào áp lực học tập, thi cử của học sinh, hạn chế việc dạy và học thêm... đang dần dần mở rộng và khó kiểm soát như hiện giờ. 

Ông còn đưa ra quan điểm của mình vẫn tạm thời thiên về chính sách "3 chung" bởi các ưu điểm lớn của nó như: Có sự đánh giá chất lượng tuyển sinh đầu vào CĐ, ĐH bằng thước đo chung. Giúp xác định được điểm sàn, điểm chuẩn theo từng khối, ngành đồng thời giúp chất lượng đầu vào được nâng cao hỗ trợ việc đào tạo dễ dàng, hiệu quả hơn.

Hơn nữa, Ông còn đưa ra nhận định rằng nếu năm 2017 không tiếp tục thực hiện kỳ thi THPT Quốc gia và Bộ trao quyền tuyển sinh cho các Trường thì sẽ có đa dạng các phương hướng tuyển sinh do mỗi trường tự xây dựng. Thậm chí sẽ có sự liên kết tuyển sinh và đào tạo giữa các trường với nhau để giảm bớt chi phí.   

Điều này là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện thời, giúp giảm thiểu chi phí xã hội và áp lực lên thí sinh cũng như phụ huynh cả nước. Tuy vậy, những chia sẻ trên cũng chỉ là quan điểm của GS Đinh Văn Sơn mà thôi. Mọi sự đều phải chờ đợi trong thời gian tới để biết đáp án cho những vấn đề này.

Chân thành cám ơn GS Đinh Văn Sơn !

Những thông tin tuyển sinh GD&ĐT liên quan khác sẽ được kenhtuyensinh24h.vn tiếp tục cập nhật, các bạn chú ý đón đọc. Thân ái !

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.