Bất Chấp Tính Mạng Vượt Sông..... Tìm Chữ
Do bị dòng sông Son chia cắt, mỗi ngày hàng chục học sinh thôn Trằm Mé, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình phải dùng đò gỗ thô sơ để vượt sông tìm chữ. Những mối nguy hiểm luôn rình rập khi mà các em không mặc áo phao, cũng không có phương tiện cứu hộ.
Hiện thôn Trằm Mé, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có 270 hộ dân với trên 1 nghìn nhân khẩu. Do bị dòng sông Son chia cắt, nên từ nhiều đời nay, người dân và các em học sinh đều phải vượt sông bằng 1 loại phương tiện duy nhất là những đò gỗ thô sơ nếu muốn đi ra bên ngoài.
Bất chấp tính mạng để vượt sông..... tìm con chữ
Dù biết rằng nguy hiểm, phải đánh cả tính mạng trên những chiếc đò nhỏ, cũ kỹ nhưng người dân vẫn không có cách nào khác. Kể cả xe máy, xe đạp và con người đều phải dùng đò để vượt sông.
Chị Ngô Thị Nga, người dân thôn Trằm Mé sợ hãi cho biết, ngày nào cũng phải đi như vậy để vượt sông, đi chợ, đi khám hay học sinh đi học đều phải ngồi đò, có ngày đi qua cả chục lượt. Chị hy vọng sớm có cây cầu treo để cho người dân bớt vất vả và đỡ chi phí đi đò.
Hiện trong thôn sử dụng chiếc đò của gia đình ông Phan Xuân Thấm làm phương tiện đi lại. Mỗi ngày, ông Thấm và vợ là bà Nguyễn Thị Liên phục vụ chèo đò từ 5h30 sáng đến 7 giờ tối. Nếu trong những trường hợp đột xuất thì còn phải phục vụ người dân vượt sông trong đêm.
Mỗi lần qua đò, ông Thấm thu của người dân 1 ngàn đồng, xe máy là 2 ngàn đồng. Riêng với các em học sinh, ông chỉ thu mỗi năm 20kg thóc. Hiện tại thông Trằm Mé mới chỉ có lớp học dành cho học sinh mầm non và tiểu học, còn các em học sinh THCS và THPT mỗi ngày đều phải vượt sông tìm chữ với bao mối nguy hiểm cận kề.
Điều đáng quan tâm ở đây là, cả các em học sinh và hầu hết người dân đều qua sông mà không sử dụng tới áo phao, hơn nữa trên đò cũng không được trang bị đầy đủ các phương tiện cứu hộ. Chính bởi tâm lý chủ quan này mà người dân ở đây đang đánh cược với tính mạng của con em và bản thân mình. Thậm chí, có lần chiếc đò chênh vênh cũ kỹ này còn chở quá số người quy định, không đảm bảo an toàn.
Vì bị chia cắt bởi con sông nên cuộc sống của người dân tại thôn Trằm Mé gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy con đường đến trường của các em học sinh cũng khó khăn hơn gấp bội, nhất là vào những người mưa lũ, nước sông chảy siết.
“Học cấp 1 thì bọn cháu được học tại thôn nhưng lên lớp 6 là phải ra học ngoài xã, hằng ngày đều phải đi đò để qua sông, vào mùa mưa lũ nước to không đi được là bọn cháu phải nghỉ học, như năm ngoái bọn cháu phải nghỉ đến 4 lần”, em Trần Ngọc Hải (SN 2004), học sinh Trường THCS Sơn Trạch chia sẻ.
Em Trần Ngọc Hải (Sinh năm 2004), học sinh Trường THCS Sơn Trạch chia sẻ, từ lớp 1 cho tới hết lớp 5 thì em được học tại thôn, những lên lớp 6 trở đi thì hằng ngày buộc phải vượt sông ra ngoài xã để học. Còn vào những ngày mưa lũ, nước to không đi học được thì em buộc phải nghỉ học.
Trưởng thôn Trằm Mé - ông Nguyễn Văn Thông cho hay, cả thôn hiện có khoảng 100 em học sinh đang theo học tại các trường THCS và THPT trên địa bàn xã Phúc Trạch và Sơn Trạch, ngoài việc qua sông bằng đò, các em còn phải vượt qua quãng đường gần 10 km đến trường. Vào những ngày mưa lũ, nước dâng lên khoảng 1m là các em lại phải nghỉ học vì qua sông không an toàn.
Tuy gần 3 năm nay, học sinh tại thôn Trằm Mé đã có xe đưa đón đến trường, nhưng khung cảnh vượt sông trên những chuyến đò ngang chưa biết bao giờ mới kết thúc.
Vì thôn bị chia cắt bởi con sông Son, vì vậy dân ở đây muốn ra bên ngoài buộc phải dùng đò gỗ để vượt sông, cũng bởi vậy mà cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện, nhất là với các em học sinh. Chúng tôi cũng đã kiến nghị với các cấp chính quyền hỗ trợ xây dựng cầu nhưng vẫn chưa biết thế nào, có cầu chính là niềm mong mỏi lớn nhất của nhân dân ở đây, ông Thông bày tỏ.
Suốt gần 3 năm nay, học sinh tại thôn Trằm Mé tuy đã đỡ vất vả hơn nhiều khi mà không còn phải đi xe đạp, thậm chí là đi bộ cả gần 10 km để đến trường mà đã có xe buýt đưa đón ngay tại bến đò, tuy nhiên điều băn khoăn lớn nhất của người dân và học sinh vẫn chính là cảnh vượt sông trên những chuyến đò ngang chưa biết bao giờ mới kết thúc.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất