Bộ GD&ĐT Chính Thức Công Bố Phương Án Thi THPT Quốc Gia

Bộ GD&ĐT Chính Thức Công Bố Phương Án Thi THPT Quốc Gia 2020

Ngày 31/1/2017, Bộ GD&ĐT chính thức công bố phương án thi THPT Quốc gia. Theo đó, khác với bản dự thảo trước đó thì Bộ GD&ĐT vẫn tính điểm sàn - là ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

Ngày 31/1, Bộ GD&ĐT chính thức công bố phương án thi THPT Quốc gia. Theo đó, khác với bản dự thảo trước đó thì Bộ GD&ĐT vẫn tính điểm sàn - là ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. 

Khác với dự thảo trước đó, theo quy chế mới Bộ GD&ĐT sẽ tính điểm sàn trên cơ sở kết quả kỳ thi THPT Quốc gia làm ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường đưa ra phương án xét tuyển đầu vào.

Nhưng từ năm 2018, các trường sau khi đã công bố đầy đủ và chính xác các thông tin tuyển sinh theo quy định thì mỗi trường sẽ tự đưa ra mức điểm sàn của riêng trường đó.

Bộ GD&ĐT chính thức công bố phương án thi THPT Quốc gia

Theo phương án mới, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập của 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (gồm 3 môn Lý, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học Xã hội (gồm 3 môn Sử, Địa, GDCD - với thí sinh THPT hoặc 2 môn Sử, Địa - đối với thí sinh GDTX)

Nếu muốn công nhận tốt nghiệp THPT, học sinh THPT phải thi 4 bài thi bao gồm 3 bài thi của 3 môn thi độc lập là Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn trong 2 bài thi tổ hợp.

 Còn học sinh GDTX sẽ phải thi 3 bài thi bao gồm 2 bài thi của 2 môn thi độc lập là Toán, Văn và 1 bài thi trong 2 bài thi tổ hợp

Các thí sinh có đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức hủy bài thi trở lên, tất cả các bài thi cùng các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt từ 1,0 điểm trở lên theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên sẽ được công nhận tốt nghiệp THPT.

Cách tính điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN) THPT như sau: 

 
Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT
Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT
 

Thí sinh có thể lựa chọn thi cả 2 bài thi tổ hợp và sẽ lấy điểm của bài thi cao hơn để xét công nhận tốt nghiệp THPT nhằm mục đích tăng cơ hội đỗ tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ theo phương án tuyển sinh được Bộ GD&ĐT ban hành.

Thí sinh cần phải dự thi các bài thi độc lập và bài thi tổ hợp phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành hoặc nhóm ngành nếu muốn xét tuyển vào ngành hoặc nhóm ngành đó.

Nội dung thi vẫn sẽ xoay quanh nội dung chương trình học lớp 12 ở bậc THPT. nội dung thi sẽ nằm trong chương trình lớp 11 và 12 còn từ năm 2019 trở đi thì nội dung thì sẽ nằm trong toàn bộ chương trình học ở bậc THPT.

Tại mỗi tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương sẽ tổ chức 1 cụm thi THPT Quốc gia do Sở GD&ĐT của tỉnh hoặc thành phố đó chủ trì. Bộ GD&ĐT sẽ có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ đến các cụm thi này để phối hợp trong việc tổ chức thi.

Mỗi hội đồng thi tại mỗi tỉnh, thành phố sẽ có mã riêng thống nhất trong toàn quốc. Số báo danh của thí sinh bao gồm mã của hội đồng thi của tỉnh cùng với 6 chữ số được đánh theo thứ tự tăng dần, từ 000001 cho đến hết thí sinh.

Mỗi phòng thi sẽ có 24 thí sinh. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 thí sinh là 1,2m.

Lịch thi THPT Quốc gia chính thức như sau:

Ngày thi Buổi Môn thi Thời gian làm bài Hình thức thi
22/06 Sáng Ngữ Vãn 120 phút Tự Luận
Chiều Toán 90 phút Trắc nghiêm
23/06 Sáng Khoa học tự nhiên 150 phút Trắc nghiệm
Chiều Ngoại ngữ 60 phút Trắc nghiệm
24/06 Sáng Khoa học xã hội 150 phút Trắc nghiệm

Cả nước sẽ sử dụng phần mềm quản lý thi do Bộ GD&ĐT đưa ra với việc tạo hệ thống trao đổi thông tin về kỳ thi giữa các bên một cách chính xác. Các trường, các Sở địa phương cần phải thực hiện đúng theo quy trình, cấu trúc và thời hạn báo cáo dữ liệu theo quy định phương án thi THPT Quốc gia của Bộ GD&ĐT.

Đối với các bài thi của môn thi tự luận, hướng dẫn đáp án sẽ theo quy định của Bộ và thang điểm tính theo điểm 10 lấy đến 0,25 điểm không làm tròn.

Với trưởng môn chấm thi cần phải hội thảo với toàn cán bộ chấm thi để thống nhất quy chế, các thức chấm và phải chấm chung ít nhất 10 bài thi tự luận mỗi môn để rút ra kinh nghiệm, sau đó sẽ tiến tới thống nhất cách vận dụng chấm thi và tổ chức chấm thi theo 2 vòng độc lập, riêng biệt để tránh sai sót.

Về phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) sẽ được chấm bằng máy chấm và có phần mềm chấm do Bộ GD&ĐT cung cấp. Việc chấm thi trắc nghiệm sẽ do 1 tổ xử lý được chủ tịch hội đồng thi lập ra và chịu sự điều hành trực tiếp từ trưởng ban chấm thi.

Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm sẽ tiến hành quy đổi điểm chấm thi từ máy chấm sang thang điểm 10 và làm tròn đến 2 chữ số thập phân đối với mỗi bài thi trắc nghiệm, đồng thời thống nhất mã môn thi vào các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Thí sinh được quyền phúc khảo bài thi và nộp đơn phúc khảo tại nơi mà mình đăng ký dự thi. Trong 10 ngày kể từ khi công bố điểm thi, các cụm thi sẽ nhận đơn xin phúc khảo điểm thi của thí sinh và sau đó chuyển dữ liệu thí sinh xin phúc khảo về hội đồng thi.

Sau 15 ngày từ khi hết hạn nhận đơn phúc khảo bài thi của thí sinh thì hội đồng thi phải công bố lại điểm và gửi kết quả phúc khảo cho thí sinh.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.