Cải Tiến Chữ Quốc Ngữ Và Sự Không Phù Hợp Khi Triển Khai

Cải Tiến Chữ Quốc Ngữ Và Sự Không Phù Hợp Khi Triển Khai

Việc cải tiến chữ quốc ngữ gần đây gây nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận. Với việc tối giản các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho việc đọc và viết.

 Trong thời gian vừa qua, “việc cải tiến chữ quốc ngữ” đang trở thành tâm điểm của dư luận. Đó là việc PGS Tiến sĩ Bùi Hiền công bố về bản nghiên cứu hoàn chỉnh về cải tiến chứ quốc ngữ. Với ý tưởng này, PGS Tiến Sĩ Bùi Hiền muốn hướng người đọc và người viết có được cách viết dễ đọc và dễ nhớ hơn. Nhưng tuy nhiên, do chưa có sự nghiên cứu rõ ràng nên phương pháp này chưa nhận được phản ứng tích cực từ công chúng.

Sự không phù hợp của chữ quốc ngữ

Thứ nhất, tác giả chưa đưa ra được mục tiêu nghiên cứu rõ ràng. Theo tác giả, các chữ cái quốc ngữ hiện nay chứa quá nhiều kí tự, do vậy ông đã đề cập đến việc cải tiến hệ thống phụ âm theo đúng nguyên tắc: “Mỗi chữ cái chỉ biểu đạt một âm vị và mỗi âm vị chỉ một chứ cái biểu đạt”. Theo ông vịêc cải tiến chữ quốc ngữ chỉ nhằm mục đích điều chỉnh bảng chữ cái hiện hành theo bảng chữ quốc ngữ cũ .Tuy nhiên, việc mà tác giả của đề xuất cải tiến trên không thấy được là những bất lợi của người viết và người đọc. Chẳng hạn như: "Căm năm cow kõi wười ta, Cữ tài cữ mệnh xéo là gét nhau. Cải kua một kuộk bể zâu, Nhữw diều côw qấy mà dau dớn lòw".

pho giao su bui hien va chu quoc ngu Phó giáo sư Bùi Hiền và chữ quốc ngữ

Qua đoạn thơ được trích từ tác phẩm truyện Kiều trên ta cũng đã thấy được sự không phù hợp khi đưa bảng chữ cái đã được cải tiến vào thực tiễn. Bảng chữ cái theo kiểu mới vẫn giữ nguyên trật tự a-b-c. Những chữ cái in đậm để lưu ý rằng đó là những chữ đã mang giá trị âm vị mới thay cho những chữ cái đọc theo bảng chữ quốc ngữ cũ. Một số chữ cái sẽ hoàn toàn thay đổi về cách đọc như:

C (chờ), f (phờ), q ( thờ), W (ngờ), X (khờ), Z ( dờ),... Việc cải tiến trên nếu áp dụng có thể với một số lợi ích như tác giả nói như:  Nếu trước đây, việc in mất 100 trang, nhưng nếu áp dụng theo phương án cải cải tiến của ông thì sẽ chỉ hết 90 trang; học nhẩm ít phút những chứ in đậm, rồi tập trung học thật thuộc 6 chữ cái sau trong vòng 10 phút là có thể đọc được văn bản mới, như vậy nạn mù chữ chỉ được giải quyết triệt để trong 1 - 2 ngày với những người đã biết chữ hiện hành.

Học sinh lớp 1 và người dân tộc, người nước ngoài sẽ rút ngắn được thời gian học “vỡ lòng” ít nhất một nửa so với cũ. Ngoài việc tiết kiếm thời gian, công sức cho người bắt đầu học chữ thì còn khiến cho  bảng chữ cái tinh gọn hơn, giúp cho thao tác nhanh, giảmđược 8% giấy mực in ấn.

Những phản ứng tiêu cực về chữ quốc ngữ

Tuy nhiên, điều này không nhận được sự phản ứng tích cực của người dân. Bởi lẽ, việc cải tiến các chữ cái như vậy không hoàn toàn phù hợp, vì chữ viết ra thì không dễ nhớ hơn. Kiểu chữ viết thì phức tạp, theo như đúng phản ánh của dư luận: “Anh không ra Anh, Việt không ra Việt, chữ viết thì không phù hợp với tính khoa học cũng như thẩm mỹ của người Việt.

Thứ hai, với mục tiêu là nhằm tiết kiệm chi phí, tài nguyên cho quốc gia thì PGS không tính được đến việc để có thể phù hợp với kiểu chữ cải tiến theo đề xuất của ông  là sẽ dẫn đến việc phải thay đổi toàn bộ sách giáo khoa, các văn bản Luật và tất cả các loại giấy tờ để phù hợp với chữ mới. Kể cả đồng tiền của quốc gia cũng phải được in và phát hành lại. Hơn nữa mỗi người công dân Việt Nam phải đi hoc lại từ đầu để có thể nắm được cấu trúc của chữ quốc ngữ mới.

Như vậy sẽ tốn kém biết bao? không những vậy,việc thay đổi cách viết dẫn đến việc phát âm cũng như làm quen dẫn đến việc học thuộc và áp dụng vào đời sống hằng ngày sẽ vô cùng khó khăn và gặp nhiều bất cập.Có thể nói đây là một đề án phi thực tế. Thứ ba là với phương pháp nghiên cứu của PGS thì nó không phù hợp cũng như không khoa học vì ông chỉ lấy đặc điểm phát âm của một vùng mà lại muốn làm đại diện chung cho cả một quốc gia với vị trí là “chữ quốc ngữ”.

Như vậy có thể nó chỉ trở nên đơn giản với một vùng, còn những vùng còn lại sẽ không thể áp dụng theo vì nó khó tiếp cận. Thứ tư, xét về tính thẩm mỹ thì bộ chữ cải tiến mới này không đáp ứng được. Kiểu chữ “pha lai” giữa tiếng Việt và tiếng tiếng Anh. Khi xét về ý nghĩa thực tiễn thì ông không chỉ ra được những nhược điểm bắt buộc phải thay đổi chữ quốc ngữ nên khi thực hiện nghiên cứu không theo được hướng giải quyết thực tiễn trong quá trình sử dụng chữ quốc ngữ để biểu đạt được sự phong phú, mềm mại của tiếng Việt.

Qua những phân tích trên ta có thể thấy rằng, đề án về cải tiến chữ quốc ngữ của PGS Tiến sĩ Bùi Hiền là hoàn toàn không phù hợp. Tuy nhiên về phía dư luận xã hội, chúng ta cũng không nên tiếp túc với trạng thái cảm xúc đó, hãy xem đây là một sự “ đề án không phù hợp”  do chưa xác định được mục tiêu rõ ràng.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.