Cần Phải Làm Gì Để Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh THCS

Cần Phải Làm Gì Để Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh THCS

Vấn đề học sinh thiếu kỹ năng sống, không có tính tự tin, tự lập, sống buông thả ích kỷ, vô  tâm,  thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn  cho sự phát triển của tầng lớp trẻ hiện nay nhất là học sinh lứa tuổi 11 đến 14 tuổi. Vậy cần phải làm gì để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung Cơ sở?

Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo dục thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp đào tạo kỹ năng sống cho học sinh. Tình trạng Tuy nhiên gần đây chúng ta thường thấy trẻ vị thành niên có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường dễ mắc các tai tệ nạn xã hội.

Vì vậy để giải quyết vấn đề này cần có những bàn tay những hành động thiết thực để thay đổi các em. Trước hết chúng ta lên hiểu rừng với học sinh Trung học cơ sở việc rèn luyện kỹ năng sống nhằm xây dựng cho học sinh  giá trị của cuộc sống bao gồm biết tôn trọng thầy cô, gia đình bạn bè, luôn hòa bình, biết cách hợp tác, sống chân thật và hạnh phúc, thể hiện tình yêu thương nhân đạo, sống có trách nhiệm, luôn giản dị.

Dưới đây là phương pháp để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Một là phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp

Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là cầu nối quan trọng để kết nối nhà trường với gia đình và xã hội với học sinh. Giáo viên được coi là cánh tay đắc lực giúp Giám hiệu nhà trường sát sao, kịp thời và phù hợp với thực tiễn. Vfa họ là người trực tiếp nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý học sinh. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên chú ý đến thái độ, cách ứng xử của học sinh việc học tập, qua giao tiếp để kịp thời uốn nắn sửa chữa khi có những thái độ và hành vi đạo đức chưa tốt.

Hai là là giáo viên cần gương mẫu tạo sự thân thiện với học sinh

Đây là hoạt động giúp cô và trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thoải mái, thân thiện. Đối với học sinh, thầy cô giáo luôn là tấm gương để các em luôn học hỏi. Mỗi giáo viên phải luôn trau dồi đạo đức, tác phong đúng đắn, không ngừng học tập.

Hãy đặt vị trí thầy cô là các học sinh để hiểu được tâm sinh lý của các em để có những phương pháp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng. Đặc biệt, Thầy cô nên thường dùng biện pháp khích lệ, động viên, biểu dương các em có thành tích học tập tốt để các em bớt đi tính hung hăng, nghịch ngợm, mắc lỗi. Đó là điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh.

Ba là rèn kĩ năng sống qua bài giảng

Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả giáo viên nên vận dụng vào môn học như giáo dục công dân. Môn học đã chứa đựng đầy đủ các kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng tự ra quyết định, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.... Chính việc thông qua việc sử dụng các phương pháp đó là kĩ thuật dạy học từ đó học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành được trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết rất phù hợp với lứa tuổi.

Ví dụ: lối sống gọn gàng, ngăn nắp, luôn nói lời đẹp, làm những việc tốt: luôn ý thức gọn gang sạch sẽ tại gia đình, lớp học, nơi công công, biết yêu thương chăm sóc bố mẹ, ông bà, luôn hợp tác khi học nhóm làm công việc tập thể, biết giúp đỡ mọi người xung quanh, chia sẻ với bạn bè.

Bốn là tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoài ngoại khóa

Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả  tốt nhất qua việc tổ chức các tiết hoạt động tập thể và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Từ các buổi học này giáo viên sẽ tạo cơ hội cho học sinh được nói được giao tiếp, trình bày trước lớp được trau dồi thêm kiến thức, tiế thu kỹ năng sống cơ bản cho mình để phát triển một cách toàn diện. Từ đó, giáo viên có thể nắm bắt được tâm sinh lý của học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.

Năm là phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Muốn giáo dục đạo đức kỹ năng sống tốt cho học sinh thì thầy cô, gia đinh, nhà trường và xã hội cần phải phối kết hợp chặt chẽ với nhau. Có như vậy chúng ta mới làm tốt công tác giáo dục theo đường lối xã hội hóa giáo dục. Chính vì vậy, giáo viên cần phải thường xuyên liên hệ với phụ huynh và ngược lại qua sổ liên lạc, bằng thư mời hoặc qua điện thoại để thông báo kịp thời tình hình của con em mình và của học sinh mình nếu có những thái đọ, biểu hiện chưa tốt.

Trên đây là năm giải pháp cần thực hiện đồng bộ sẽ mang lại hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở. Quá trinh giáo dục kỹ năng sống không thể vội vàng trong một hai ngày mà cần cả một thời gian dài, từ nhận thức đến hình thành thái độ dẫn đến thay đổi hành vi. Do vậy, chúng ta cần kiên trì đồng thời kết hợp tổ chức các hoạt động phù hợp để học sinh duy trì hành vi mới và có thói quen mới tích cực. Giáo dục kỹ năng sống cần thực hiện cho học sinh mọi lúc mọi nơi và cần thực hiện càng sớm càng tốt.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.