Cao học là gì? Có nên học cao học hay không?
Học tập luôn là con đường gian nan. Học một tấm bằng đại học thôi đã khó khăn, học cao học còn vất vả gấp bội. Và không ít các bạn trẻ sau khi ra trường sẽ lựa chọn hướng đi học lên cao học để phát triển sự nghiệp hoặc đơn giản là học khi chưa tìm được việc làm phù hợp. Nhằm giúp các bạn định hướng tốt hơn và hiểu rõ tường tận cao học là gì cũng như có thể dễ dàng trả lời cho câu hỏi "học cao học để làm gì?" "Nên hay không nên học cao học?" chúng ta sẽ đi ngay vào bài viết dưới đây!
Nhu cầu học học cao học hiện nay
Sinh viên sau khi tốt nghiệp cử nhân thường có xu hướng tiếp tục học lên cao như Thạc sĩ, Tiến sĩ hay đi du học. Và câu hỏi mà nhiều bạn sinh viên đặt ra là học cao học để làm gì? Và thời điểm nào thì nên học cao học? Trong bài viết này, Kênh Tuyển Sinh 24h sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về chương trình cao học, hy vọng từ đó bạn sẽ có những nhận định rõ ràng hơn về lợi ích cũng như tầm quan trọng của việc học Cao học với bản thân.
Sinh viên học xong trung cấp thì muốn học liên thông từ trung cấp lên đại học, sinh viên đại học học xong cử nhân thì muốn học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ,... Nhu cầu cải thiện, nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn không chỉ là nhu cầu của mỗi cá nhân, mà còn là yêu cầu của cả xã hội. Nhưng trong thời gian gần đây, học phí cho các khóa học sau đại học trong nước ngày càng tăng, và nước ngoài thì ngày càng thắt chặt luật nhập cư nên quyết định tham gia các khóa học cao học ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Học Cao học là gì?
Cùng một công việc được giao, ở mỗi cấp độ học vấn sẽ có cách giải quyết khác nhau. Theo phân cấp thì người học xong trình độ Trung cấp, Cao đẳng có khả năng làm việc mà người khác giao; một công việc cụ thể rõ ràng từng bước sẽ là trả lời cho câu hỏi "làm thế nào?". Đối với người học xong đại học có khả năng tự tổ chức công việc của mình, người quản lý chỉ cần giao mục tiêu mà không cần phải nêu rõ các bước cụ thể, thì trả lời được câu hỏi "làm gì?".
Còn đối với trình độ cao hơn, người học xong trình độ Thạc sĩ sẽ trả lời được câu hỏi "Tại sao?". Tại sao nên làm việc này, tại sao nên làm việc kia. Những người đạt trình độ này có khả năng tổ chức quản lý công việc của người khác. Người đạt trình độ Tiến sĩ thì hiểu theo chiều sâu hơn, những nguyên lý vận động của sự vật hiện tượng; có thể dự đoán việc gì sẽ xảy ra, việc gì không thể xảy ra; và đảm nhận chức vụ dẫn dắt doanh nghiệp.
Xét trên thực tế Việt Nam hiện nay, trình độ học vấn gắn liền với chức vụ; chức vụ gắn liền với thu nhập, tức là thu nhập sẽ cao hơn khi học vấn cao hơn.
Chẳng hạn như người học sư phạm mầm non trình độ trung cấp sẽ được hưởng mức lương thấp so với trình độ đại học, mức trợ cấp cũng sẽ thấp hơn.
Đó là trên mặt lý thuyết, còn thực tế, Cao học là để tích lũy kiến thức chứ không phải kỹ năng. Kỹ năng có được là do tích lũy từ những công việc cụ thể mà không phải ngồi ở giảng đường tai nghe, tay chép là có kỹ năng.
Liệu tấm bằng Thạc sĩ có đem lại cho bạn một công việc như ý?
Chắc chắn một tấm bằng Thạc sĩ sẽ giúp CV của bạn trở nên nổi bật hơn rất nhiều. Tuy nhiên tấm bằng không còn là quan trọng nhất nữa, các nhà tuyển dụng thường chú trọng đến những kỹ năng, khả năng làm việc của bạn đến đâu, bạn có biết áp dụng những lý thuyết từ những tấm bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ đó vào công việc thực tế hay không, hơn là chỉ nhìn vào tờ giấy chứng nhận.
Và đặc biệt, trình độ của bạn cao hơn người khác, bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy được sự khác biệt đó. Bạn học cao học Đại học Thương mại thì sẽ phải khác so với những bạn chỉ có bằng cử nhân, khả năng của bạn phải cao hơn người khác: khả năng làm việc độc lập, giao tiếp tốt, cầu tiến và biết đặt mục tiêu cũng như theo đuổi mục tiêu đến cùng, khả năng chịu áp lực cao,...
Chi phí cơ hội của việc quyết định học Cao học
Tuy nhiên, khi học chúng ta phải dành thời gian và tâm sức cho việc học ít nhất 2 năm. Trong thời gian này bạn có thể sẽ không tìm được một công việc nào có triển vọng nếu như bạn đang thất nghiệp, bạn cũng khó thăng tiến hay kiếm được thu nhập trong giai đoạn này khi mà công sức bạn dành cho làm việc không tập trung được như trước.
Nếu vừa mới ra trường và quyết định học ngay thì không nên, vì kiếm việc làm là ưu tiên hàng đầu khi mới ra trường. Bạn cần có một khoản tài chính lo cho việc học thay vì vẫn phải nhờ trợ cấp từ gia đình. Hơn nữa, bạn cũng cần trải nghiệm xem khả năng bản thân có thể phát triển trong lĩnh vực nào, cần học hỏi thêm cái gì thì lúc đó mới quyết định học.
Và bạn nhận lại được những gì?
Bậc học sau đại học có rất nhiều điểm khác biệt so với đại học. Về mặt kiến thức nó được xem như trình độ nâng cao của đại học. Mọi lý thuyết bạn học được đều hướng đến mục tiêu nghiên cứu chứ không phải giải quyết. Bạn sẽ có một cái nhìn sâu hơn, trưởng thành hơn về sự việc xung quanh, việc quan sát đánh giá cũng ở một mức độ khác.
Các khóa học Cao học được xem như là những khoản đầu tư trực tiếp vào sự nghiệp tương lai. Nhiều sinh viên vẫn nhận được sự trợ cấp từ gia đình trong quá trình học tập, thế nhưng có rất nhiều bạn phải tự tích góp tiền để trang trải việc học tập. Tuy nhiên, như tại các trường Đại học Đông Đô, Đại học Kinh doanh công nghệ, các khóa học có liên kết với các doanh nghiệp, công ty lớn trong các dự án nghiên cứu. Vì thế, cơ hội lớn cho bạn tiếp cận với các nhà tuyển dụng, thể hiện bản thân, và phụ thuộc vào chính bản thân mình.
Tạm kết: Với những thông tin trên hy vọng bạn đã hiểu rõ cao học là gì và tự mình tìm cho mình câu trả lời thoả đáng nên hay không nên học cao học để có những lựa chọn phù hợp, theo đuổi đúng con đường mà mình cần đi và phát triển sự nghiệp bền vững.
Chúc bạn thành công và lựa chọn đúng!
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất