Đào Tạo Sư Phạm Mầm Non Trong Và Ngoài Nước Có Gì Khác?
Học ngành sư phạm mầm non ở nước ta so với thế giới vẫn còn rất nhiều yếu kém và bất cập và nhiều mặt. Nguyên nhân do đâu? Và hướng giải quyết cho những vấn đề đó là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã tăng tỷ số giữa học sinh và giáo viên lên bình quân như các nước phát triển trên thế giới. Nhưng đến 2020, theo ước tính thì sẽ vẫn thừa lại một số lượng lớn giáo viên các cấp ở nước ta. Tuy số lượng giáo viên thừa nhiều nhưng về cơ bản lại thiếu số lượng giáo viên chất lượng cao có thể đáp ứng được nhu cầu xã hội trong các môi trường lớn. Nguyên nhân do đâu? Tại đào tạo trong nước kém so với thế giới hay ở phía các bạn trong ngành?
Học viên học sư phạm mầm non chỉ biết "ngồi" ở ghế giảng đường
Từ những tin tức trong các cuộc hội thảo về vấn đề đào tạo sư phạm có sự tham gia của rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã cho thấy rất nhiều sự khác biệt về đào tạo. Như tại Israel, học viên ngành sư phạm chỉ học ba ngày trong một tuần và hai ngày còn lại sẽ đi quan sát thực tế việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục mầm non suốt từ tuần thứ hai của năm nhất đến hết ba năm học đầu tiên. Trong mỗi năm học, có hai tuần không học ở trường thì sinh viên dành toàn thời gian đi quan sát việc giảng dạy thực tế.
Giữa đào tạo sư phạm ở Việt Nam và quốc tế có sự khác biệt rất lớn. Tại Israel, sinh viên đi quan sát thực tế tối thiểu 9 tín chỉ, trung bình chiếm 15 tín chỉ (15,6%) trong tổng số 90-96 tín chỉ. Còn ở Việt Nam cụ thể tại ĐH Thủ đô Hà Nội thì sinh viên thực tập 12 tuần, chiếm 5/95 tín chỉ (5,3%). Và tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên sinh viên đi thực tập 10 tuần chiếm 5/135 tín chỉ (3,7%) trong tổng số tín chỉ.
Muốn đào tạo được giáo viên đáp ứng nhu cầu cao của xã hội hiện nay, thì các trường sư phạm trên cả nước cần tăng thời gian thực tập sư phạm cho sinh viên nhiều hơn gấp khoảng 3 lần so với hiện tại. Đồng thời, giảng viên các trường ĐH, CĐ cần trao đổi về mặt chuyên môn với sinh viên để hai bên cùng nắm được lý thuyết và phương pháp dạy học mới cũng như thực tế trải nghiệm dạy học tại các cơ sở giáo dục mầm non trên toàn quốc.
Quá trình đào tạo sư phạm phải được tổ chức gắn bó chặt với thực tiễn, đảm bảo mối quan hệ mật thiết giữa đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo lộ trình gồm có ba giai đoạn: trước đào tạo, trong đào tạo và lao động nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục mầm non hoặc phổ thông sau đào tạo. Bộ GD&ĐT cần có những nghiên cứu chuyên sâu và đánh giá các mô hình, phương thức đào tạo sư phạm hiện nay. Đồng thời, cần có sự phân chia ra để trị và giúp dễ dàng trong việc quản lý công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo ngành này.
Để đào tạo học viên sư phạm trở thành giáo viên giỏi trong tương lai để phục vụ xã hội không chỉ dừng lại ở đào tạo lý thuyết hay thực hành mà cần trang bị cho họ các kỹ năng nghiên cứu độc lập tự đánh giá và nhận xét để đưa ra phương pháp học tập cũng như giáo dục của bản thân mình sao cho hợp lý nhất. Nhưng việc này cũng không dễ dàng bởi sẽ tốn chi phí và ở nước ta còn đang thiếu đội ngũ hỗ trợ nghiên cứu, nếu các trường ĐH đứng ra tổ chức thì việc này cũng không khó và hoàn toàn có thể.
Khuyến khích sinh viên học ngành sư phạm mầm non gắn bó với nghề
Song song cùng với các yếu tố cần thiết trong công tác đào tạo, muốn có được giáo viên giỏi thì các cơ sở đào tạo cần chú trọng đến việc khuyến khích học sinh giỏi học ngành sư phạm. Và nhất là phải làm sao có các chính sách để giữ chân họ gắn bó lâu dài và tâm huyết với nghề . Thực tế, sinh viên trúng tuyển đầu vào và học tập tại các trường sư phạm địa phương tương đối thấp về mặt chất lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng của đầu ra, cụ thể ở đây chính là đội ngũ giáo viên tương lai.
Để thực hiện được điều này thì các trường cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên phù hợp với chức danh và nhiệm vụ được phân công bằng nhiều phương pháp như tổ chức nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu hay đầu tư cho đội ngũ giảng viên đi du học tại các quốc gia có nền GD&ĐT tân tiến như Mỹ hoặc Úc.... Bên cạnh đó cần có cơ chế và chính sách nhằm thu hút đông đảo học sinh giỏi vào học các ngành sư phạm mầm non tại những trường sư phạm ở địa phương.
Nếu làm được tốt những điều kể trên thì chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng ở tương lai Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia với nền sư phạm tân tiến theo chuẩn quốc tế. Hãy tham gia đào tạo và nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục ở đây là giáo dục mầm non gắn liền với thế hệ trẻ - tương lai đất nước mai sau. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để biến hoài bão của xã hội thành hiện thực góp phần tạo dựng công việc, sự nghiệp cho chính các bạn nhé. Thân ái!
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất