Đạt Điểm Chuẩn Vẫn Trượt Đại Học
Nhiều thay đổi trong quy định làm tròn điểm thi đại học, hay các “tiêu chí phụ” khiến thí sinh dù có tổng điểm 3 môn đạt đủ điểm chuẩn nhưng vẫn ngậm ngùi trượt đại học.
Nhiều thay đổi trong quy định làm tròn điểm thi đại học, sự không phân hóa trong đề thi và các “tiêu chí phụ” khiến nhiều thí sinh dù có tổng điểm 3 môn đạt đủ điểm chuẩn nhưng vẫn ngậm ngùi trượt đại học.
Sau khi các trường công bố mức điểm chuẩn, nhiều thí sinh có điểm thi đại học bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn nhưng vẫn chấp nhận sự thật đau lòng là trượt đại học. Điểm chuẩn hay điểm trúng tuyển vẫn được coi là “người gác cổng”, là mốc để quyết định đỗ đại học hay không. Với những thay đổi mới bất ngờ năm nay, điểm chuẩn đã không còn “chuẩn” nữa.
Tiêu chí phụ là gì ?
Tiêu chí phụ là các điều kiện được đưa thêm vào. Do có quá nhiều thí sinh có điểm thi đại học bằng với điểm chuẩn của ngành học mà thí sinh đăng ký được công bố nên các trường đại học buộc phải có thêm các tiêu chí phụ để loại bớt một số thí sinh cho đủ chỉ tiêu được phép tuyển sinh của Nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép. Hiện có rất nhiều trường đại học tuyển sinh kèm theo tiêu chí phụ trong đó có 18 trường đại học khối quân sự và đại học y hà nội, đại học y dược Hải Phòng,…
Một số trường có thông báo trước về các tiêu chí phụ nhưng thực tế không thể ngờ là tiêu chí phụ lại cao, rối loạn không khác gì ma trận như vậy. Đặc biệt, không có sự thống nhất về nguyên tắc khi đưa ra các tiêu chí phụ, cùng một nhóm ngành tuyển sinh mà ở các trường khác nhau lại có sự khác xa đến đáng sợ. Điều này khiến các thí sinh khó có thể nắm bắt được kịp thời các thông tin để có được những chiến thuật ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra.
Bất công trong làm tròn điểm
Đại học Y Hà Nội ngành Y đa khoa lấy điểm chuẩn là 29,25 nhưng ưu tiên các thí sinh có điểm thi đại học chưa làm tròn là 29,20 sẽ trúng tuyển còn thí sinh có tổng điểm là 29,15 (làm tròn thành 29,25) sẽ rớt do không đạt "tiêu chí phụ". Ngoài ra, nếu đạt "tiêu chí phụ" là có tổng điểm chưa làm tròn là 29,20 nhưng vẫn có thể bị trượt đại học nếu điểm ưu tiên 2 là môn Toán dưới 9,20, hoặc điểm ưu tiên 3 là môn Sinh dưới 9,25.
Cuối cùng thí sinh đạt đủ 4 tiêu chí nói trên - tổ hợp điểm vừa đủ 29,25, điểm chưa làm tròn là 29,20, môn Toán bằng 9,2, môn Sinh bằng 9,25 - nhưng nếu không đăng ký xét tuyển ngành Y đa khoa là nguyện vọng 1 thì vẫn sẽ trượt. Với mặt bằng điểm thi đại học năm nay cao như thế, quy định làm tròn điểm đến 0.25 điểm khiến sự quá tải ở một mức điểm, gây khó khan cho việc xét tuyển của các trường đại học. Thật thiệt thòi cho nhiều bạn thí sinh có điểm bị làm tròn xuống khi các tiêu chí phụ của nhiều trường lại không hề ưu tiên tới điểm thi đại học gốc.
Bất cập trong quy chế cộng điểm xét tuyển
Sự đổi mới trong kỳ thi trung học quốc gia năm 2017 đã giảm tải phần nào áp lực cho thí sinh và gia đình. Nhiều môn lần đầu áp dụng theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thí sinh nhưng lại khá dễ, kéo theo rất nhiều kỷ lục chưa bao giờ xuất hiện trong lịch sử tuyển sinh được ghi nhận. Thí sinh đạt điểm chuẩn vẫn trượt đại học Tiêu biểu như với điểm thi đại học trên 30 điểm vẫn trượt đại học; với 12.75 điểm (tính cả điểm cộng) lại dễ dàng đỗ vào ngành sư phạm – ngành đảm nhận trách nhiệm đào tạo ra những con người “cầm mái chèo” dẫn dắt cả một thế hệ trẻ sau này.
Như thế, chất lượng giáo viên có đáp ứng được hay không là một dấu chấm hỏi cần được ngành giáo dục trả lời. Trượt vì điểm thấp thì không ai dám có ý kiến gì, đây thì đạt điểm thi đại học tuyệt đối các môn vẫn trượt được. Nguyên nhân được cho là quyết định là do cộng điểm ưu tiên. Điểm cộng ưu tiên là chính sách tốt, cần duy trì. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhiều giáo viên, những người công tác trong ngành giáo dục thì nên có những điều chỉnh với điểm cộng ưu tiên. Đặc biệt là điểm cộng ưu tiên khu vực, cần khảo sát thực tế chặt chẽ để đảm bảo công bằng cho thí sinh.
Thất bại trong phân hóa thí sinh của đề thi
Theo đánh giá của một số giáo viên nổi tiếng trong công tác tuyển sinh thì đề thi năm nay đã thất bại hoàn toàn trong việc phân hóa được thí sinh. Đề thi dễ kéo theo mặt bằng chung điểm thi đại học tăng cao, tao cơ hội cho cơn bão tiêu chí phụ đổ bộ ồ ạt, khiến thí sinh không kịp trở tay. 30 điểm thi đại học vẫn trượt nguyện vọng 1 là chuyện thực đáng buồn cười. Với mức điểm tối đa cho 3 môn như vậy thì đề thi thực sự quá thất bại. Với hình thức thi trắc nghiệm thì yếu tố may rủi khá cao, chỉ cần ăn may một câu là được 0.25 điểm.
Bên cạnh đó, nguyên nhân sâu xa là tính chất của 2 kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và thi Đại học hoàn toàn khác biệt nhau, một cái đánh giá kết quả học tập tại trung học phổ thông, một cái là chọn lựa ra những thí sinh phù hợp để trở thành sinh viên của từng trường đại học. Để có thể gộp 2 kỳ thi làm một mà vẫn đảm bảo được chất lượng thì trách nhiệm của đề thi cực kỳ nặng nề.
Cuộc sống còn muôn vàn vấn đề bất cập và những nghịch lý không tưởng. Học đại học là con đường tươi đẹp nhưng nó không phải là tất cả quyết định tới tương lai của chúng ta. Với những bạn đạt điểm thi đại học cao mà lỡ trượt nguyện vọng một thì không nên quá buồn, hãy vững tâm để nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhất, tìm ra hướng đi mới.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất