Dạy, Học Thêm - "Con Dao 2 Lưỡi" Nếu Cứ Lạm Dụng
Trước thực trạng dạy thêm, học thêm tràn lan và khó kiểm soát như hiện nay, khiến nhiều người quan ngại rằng năng lực tự học của học sinh ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng.
Như chúng ta đã biết, năng lực tự học đóng vai trò đặc biệt cần thiết và quan trọng để có thể tự bổ sung kiến thức, kỹ năng, phẩm chất còn thiếu của học sinh. Các em cần phải có ý thức tự trau dồi năng lực tự học của bản thân mình để cho công việc và phấn đấu hoàn thiện mình.
Lại nói về việc học thêm, chúng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực mà việc học thêm mang lại để tiếp thu và trau dồi kiến thức. Bởi khi thêm thời gian học thì cũng chính là tăng cơ hội tiếp thu tri thức, đồng thời kỹ năng, năng lực của người học cũng sẽ được trau dồi nhiều hơn. Đây chính là bàn đạp để thúc đẩy sự phát triển trong tương lai.
Dạy, học thêm - "con dao 2 lưỡi" nếu cứ lạm dụng
Thế nhưng, việc dạy, học thêm hiện nay ngày càng có những biến tướng phức tạp và lạm dụng một cách khó kiểm soát đã làm mai một và mất đi những ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của nó. Hơn nữa, năng lực tự học của học sinh cũng ngày càng bị suy giảm.
Đúng là các thầy, cô luôn hết lòng với học sinh và dạy thêm cũng xuất phát từ chính tấm lòng đó, mong mỏi sự tiến bộ ở các em. Nhưng thực trạng biến tướng "tồi tệ" của việc dạy thêm nhằm mục đích thu lợi nhuận hay phân biệt đối xử giữa các học sinh đi học và không đi học thêm... là nỗi bức xúc trong dư luận, làm mất đi hình ảnh của những người thầy, cô giáo.
Khi nhà trường phát triển dạy thêm, các học sinh "đổ xô" đi học. Thế nhưng liệu trong số những học sinh đi học thêm đó có bao nhiêu % các em tự nguyện??? Những con số thống kê mà chúng ta thấy được chỉ mang tính minh họa và sự thật thì chỉ như là phần nổi của 1 tảng băng chìm mà thôi.
Cảnh các em lớp 1 hay lớp 2 ngày ngày quay cuồng trong việc học, cả học chính lẫn học thêm, cả ngày lẫn đêm khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc. Hay cảnh những học sinh vội vàng ăn bánh mì để cho kịp chạy đua với thời gian cùng việc học tại các lớp học thêm khiến không ít người hoang mang... Thế nhưng thực trạng này hoàn toàn có thật và nó vẫn đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên đất nước này.
Việc học thêm ngày càng đè nặng về chi phí lên từng gia đình nhưng đáng thương thay nó lại chỉ mang tính chất xu hướng và gây áp lực rất lớn lên học sinh, nhất là các em bậc Tiểu học. Các bé đã bị mất đi tuổi thơ, sức khỏe với thời gian để xây dựng tình cảm, kỹ năng sống và khám phá thế giới xung quanh mà thay vào đó là bài, vở ngập đầu.

kỹ năng sống và khám phá thế giới xung quanh mà thay vào đó là bài, vở ngập đầu
Như một hệ quả đương nhiên chính là năng lực tự học và tính tự tư duy của các em ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Việc dạy thêm và dạy trước bài nó như một "con dao 2 lưỡi"- Bên cạnh những giá trị mang lại thì nó cũng có những hậu quả nguy hiểm nếu không dùng đúng cách.
Dạy trước bài trong dạy thêm sẽ làm cho học sinh nảy ra tư tưởng chủ quan, không coi trọng giờ học chính khóa nữa bởi đã được học trước bài trong những buổi học thêm. Đây là điểm "chết người" đầy nghịch lý nhưng vẫn thường xuyên tồn tại trong môi trường giáo dục ở nước ta.
Còn đâu những khoảnh khắc vỡ òa trong sung sướng khi mà tự mình tìm tòi, suy nghĩ và giải được một bài toán khó hay những bài làm văn đầy tính chất rập khuôn na ná nhau một cách máy móc... Đây chính là mặt chung nhất của học sinh tại những "lò luyện". Học thêm sẽ khiến cho học sinh trở nên lười tư duy, ít khi cố gắng tự suy nghĩ, tìm tòi bởi các em thường được dạy thêm trước chương trình trên lớp.
Nghiêm trọng hơn, khi cứ quá lạm dụng học thêm như vậy sẽ hình thành 1 lối mòn độc địa trong tư duy, bởi các em sẽ bị phụ thuộc theo cách tư duy của người dạy. Sẽ không có sự thay đổi những suy nghĩ mới, cách làm mới hay cách hành văn mãi mãi theo con đường được người dạy chỉ định.
Khi mà ngành giáo dục đang diễn ra công cuộc đổi mới với chủ trương lấy người học làm trung tâm nâng cao năng lực tự học nhưng thực trạng dạy, học thêm "vô tội vạ" với các biến tướng tiêu cực sẽ là vật cản không hề nhỏ.
Vì vậy, cần phải thắt chặt vấn đề này để tìm lại giá trị và sự hứng khởi với những buổi học chính khóa để rồi vỡ òa trong niềm vui chiến thắng khi tự nỗ lực chiếm lĩnh được tri thức.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất