Gợi Ý Đáp Án Đề Thi Minh Họa Môn Văn Thi THPT Quốc Gia
Kênh tuyển sinh 24h xin trân trọng giới thiệu gợi ý đáp án đề thi tham khảo môn Văn thi THPT quốc gia 2018 do ban biên tập Kenhtuyensinh24h.vn biên soạn.
Kênh tuyển sinh 24h xin trân trọng giới thiệu gợi ý đáp án đề thi tham khảo môn Văn thì THPT quốc gia do ban biên tập Kenhtuyensinh24h.vn biên soạn.
Đọc hiểu
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị Luận. Câu 2. Theo tác giả, cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt vì:
- Quý trọng và bảo vệ tiếng mẹ đẻ là quý trọng cái hay, cái đẹp của mỗi người dân Việt Nam, là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
- Có giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt mới không vọng ngoại, đổi mới mà không bị mất gốc; giao lưu văn hóa mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc
Gợi ý đáp án đề thi tham khảo môn văn THPT quốc gia
Câu 3. Có thể hiểu ý “Có giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt mới không vọng ngoại, đổi mới mà không bị mất gốc; giao lưu văn hóa mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc” như sau, tiếng Việt là một trong những tinh hoa mà ông cha ta để lại, bất kỳ một phương thức, một cách làm nào cũng cần được đổi mới, tiếng Việt cũng vậy, những ý muốn nói ở đây là đổi mới làm sao cho không bị mất đi giá trị ban đầu, khi có sự gia lưu với những nền văn hóa lớn mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc, không bị mai một trong quá trình giao lưu đó, tức là theo phương châm“Hòa nhập chứ không hòa tan”.
Câu 4. Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Đây là một câu hỏi mang tính tư duy, học sinh cần trình bày được quan điểm riêng của mình về sự quan trọng của sự trong sáng của tiếng Việt và trình bày được những hoạt động, việc làm góp phần giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt. Dưới đây là một số gợi ý:
- Khẳng định về tầm quan trọng của sự trong sáng của tiếng Việt:
- Làm cho bản sắc dân tộc được giữ vững
Những việc làm góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
- Lên án những việc làm làm biến tướng tiếng Việt như tự ý sáng chế ra kiểu ngôn ngữ độc quyền của họ.Những hành động viết tắt, viết “pha trộn” giữa tiếng Anh và tiếng Việt,..
- Cần tôn trọng tiếng Việt, không pha tạp, hiểu và viết một cách chính xác những âm ngữ.
Làm Văn
Như các bạn đã biết, phần làm văn trong những đề thi hằng năm có hai câu là phần nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Câu 1: Phần nghị luận xã hội
- Về hình thức
Trình bày đúng hình thức một đoạn văn ( lưu ý cách kỹ thuật trình bày như lùi đầu dòng, chấm, phẩy, ngắt đúng ý.)
- Đảm bảo dung lượng đoạn văn: 200 từ ( trong khoảng từ 1 - 1,5 trang)
- Đảm bảo được bố cục Mở, Thân và Kết bài.
-Hình thức nên trình bày theo hình thức diễn dịch sẽ khiến cho bài viết dễ cảm nhận, đúng nội dung hướng đến và không bị lan man dẫn đến lạc đề.
- Nội dung
Mở đoạn: Nếu được vấn đề cần nghị luận (thường là hai dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống hoặc về một tư tưởng đạo lý). Khẳng định được bản chất của vấn đề nghị luận. Ở đề bài là “Chữ viết Việt Nam đang bị biến dạng”. Thân bài:
- Giải thích: Thế nào là chữ viết bị biến dạng?
- Nêu thực trạng về sự biến dạng của chữ viết hiện nay ( dẫn chứng)
- Nêu những tác hại hoặc những hậu quả của sự biến dạng này
- Nêu nguyên nhân của sự biến dạng.
- Nêu được ý kiến của bản thân, đánh giá về hiện tượng này.
- Đề ra một số phương pháp, biện pháp nhằm giảm thiểu, xóa bỏ hiện tượng làm biến dạng chữ viết này.
- Liên hệ bản thân.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, tác hại của sự biến dạng về chữ viết.Lời khuyên chung để mọi người chung tay giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 2. Nghị luận văn học
Mở bài: Giới thiệu được về tác giả: Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông là Nhà Văn có công đưa mảnh đất Tây Nguyên hoang sơ đến với văn học Việt Nam hiện đại. Giới thiệu được về tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, giớ thiệu được hình tường nhân vật Tnú: là con người kết tính vẻ đẹp của Tây Nguyên trên nền nhân dân anh hùng và hình tường rừng xã nu hùng vĩ trong những ngày kháng chiến ác liệt.
Thân bài: Trình bày 2 phần Nội dung và Nghệ thuật. Phân tích hình tượng nhân vật Tnú.
- Tnú là nhân vật chính của truyện ngắn Rừng xà nu. Đó là một đứa trẻ cha mẹ mất sớm, Tnú gắn bó với dân làng và có những phẩm chất của dân làng. Tnú được cụ Mết nhận xét: “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta’’.
- Tnú là người con gan góc, táo bạo của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ:
- Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, bỏ ra ngoài suối ngồi suốt ngày, sau đó, lấy một hòn đá “tự đập vào đầu, máu chảy ròng ròng’’ để sáng hôm sau lại ngượng ngùng gọi Mai ra phía sau hốc đá hỏi xem “chữ o có móc là chữ chi’’. Nhưng “đi đường núi thì đầu nó sáng lạ lùng’’.
- Khi làm liên lạc, Tnú không đi đường mòn. Qua sông, khôn lội chỗ nước êm, mà “cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình’’.
- Khi bị giặc bắt và tra tấn, Tnú không hé răng một lời dù bị địch tra tấn dã man.
- Khi bị địch đốt cháy mười ngón tay, Tnú nghiến răng chịu đựng chứ quyết “không thèm kêu van’’.
- Đây cũng là một con người có mối thù chồng chất với quân giặc. Chúng không chỉ giết hại dân làng mà còn giết hại vợ con anh và khiến hai bàn tay anh “mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt’’.
- Tnú còn là một chàng trai dũng cảm và trung thành với cách mạng.
- Những ngày ấy, làng Xô Man bị kẻ thù khủng bố điên cuồng “không bữa nào nó không đi lùng, không đêm nào chó của nó và súng của nó không sủa vang cả rừng’’. Anh Xút bị giặc treo cổ lên cây vả đầu làng ; bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng vì đã vào rừng nuôi cán bộ. Sau cùng đến lũ trẻ thay người già làm việc này. Tnú và Mai là hai đứa trẻ hăng hái nhất. Có đêm, chúng ngủ luôn ở ngoài rừng, vì đề phòng giặc lùng phải có người “dẫn cán bộ chạy’’.
- Lòng trung thành với cách mạng của Tnú đã được bộc lộ qua nhiều thử thách. Khi bị giặc bắt, giải về làng, tra hỏi chỗ ở của cộng sản, Tnú đặt tay lên bụng mình và nói: “ở đây này’’. Lưng Tnú ngang dọc biết bao vết dao chém của bọn lính.
- Khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc tra tấn dã man bằng gậy sắt, mặc dù tay không, Tnú dũng cảm nhảy vào giữa lũ giặc đang điên cuồng. Nhưng anh không cứu được vợ con, bản thân bị giặc bắt và đốt hai bàn tay bằng giẻ tẩm dầu xà nu.
- Khi được dân làng cứu thoát, dù hai bàn tay đã cụt đốt, Tnú gia nhập giải phóng quân như một tất yếu… Phẩm chất anh hùng của Tnú là ở chỗ biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân: gia nhập bộ đội, chiến đấu dũng cảm, giết giặc để trả thù cho quê hương và gia đình.
- Căm thù mãnh liệt, Tnú cũng la người biết yêu thương sâu sắc. Ba năm đi bộ đội, Tnú da diết cảnh và người của buôn làng quê hương.
Nghệ thuật xây dựng hình tượng của Nguyễn Trung Thành Kết luận
- Số phận và tính cách của nhân vật Tnú tiêu biểu cho dân làng Xô Man và con người Tây Nguyên.
- Nhân vật Tnú góp phần tô đậm chủ đề và làm nên màu sắc sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu’’.
Hy vọng những hướng dẫn trên sẽ giúp ích được cho các bạn, các em trong quá trình ôn tập, củng cố các dạng đề thi môn Ngữ văn để có thể vững tin đạt được kết quả thật cao trong kỳ thi sắp tới nhé.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất