Hoàn Thiện Quy Trình Tổ Chức Kỳ Thi THPT Quốc Gia 2019
Việc hoàn thiện quy trình thi THPT Quốc gia 2019 theo hướng không tái diễn những tiêu cực sai phạm như trong Kỳ thi năm 2018 là vô cùng cần thiết và cấp bách
Quy hình tổ chức kỳ thi THPT năm 2019 đã hoàn thiện
Việc hoàn thiện quy trình tổ chức kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2019, không để tái diễn những sai phạm như trong kỳ thi năm 2018 là điều cần thiết phải thực hiện ngay. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay có nhiều đồi mới và bước đầu tiên là hoàn thiện quy trình tổ chức.
Quy hình tổ chức kỳ thi THPT năm 2019
Quy hình tổ chức kỳ thi THPT năm 2019
Những kết quả trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 phải được ghi nhận như đẫ đáp ứng được điều kiện kinh tế xã hội, phù hợp với điều kiện dạy học ở các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi dự thi cho thí sinh. Tuy nhiên, sai phạm và tiêu cực ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La là cá biệt và nghiêm trọng làm mất lòng tin xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của các thấy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục tại các trường.
Do đó, Việc tổ chức Kỳ thi Quốc gia nên được giữ nguyên cho đến hết năm 2020 nhưng cần hoàn thiện về mặt kỹ thuật và tổ chức thi để không có những sai phạm nghiêm trọng như đã xảy ra, củng cố lòng tin xã hội theo lãnh đạo Bộ giáo Dục và đào tạo.
Đề xuất phương án hướng thi năm 2019-2020
Theo đó Bộ GD-ĐT đã đề xuất một số phương hướng thi cho năm 2019-2020 như sau:
Thứ nhất: rà soát toàn bộ quy trình tổ chức thi, hoàn thiện Quy chế thi và hướng dẫn theo hướng cụ thể, chi tiết hơn; xác định rõ trách nhiệm của những người tham gia Kỳ thi; cụ thể hóa hơn nữa các chế tài xử lý với các sai phạm trong Kỳ thi.
Thứ hai: tiếp tục hoàn thiện ngân hàng câu hỏi, cải tiến quy trình ra đề thi để nâng cao chất lượng đề thi đảm bảo phù hợp hơn với thời gian làm bài của thí sinh, đáp ứng tốt hơn mục tiêu của Kỳ thi THPTQG.
Thứ ba: cải tiến, điều chỉnh các khâu về kỹ thuật trong tổ chức thi; nhất là hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường bảo mật và hỗ trợ tốt cho việc phát hiện, phòng ngừa các sai phạm trong chấm thi để hạn chế gian lận, tiêu cực.
Thứ tư: cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng cường khách quan, nghiêm túc ở tất cả các khâu của Kỳ thi; tăng cường ứng dụng công nghệ trong chấm thi; xem xét tổ chức chấm thi đảm bảo nguyên tắc giáo viên không chấm bài thi học sinh tỉnh mình (chẳng hạn tổ chức chấm thi theo cụm).
Thứ năm: chú trọng công tác lựa chọn nhân sự tham gia các khâu của Kỳ thi, nhất là các khâu trọng yếu như công tác đề thi, coi thi, chấm thi. Đồng thời, tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tham gia tổ chức thi, cán bộ thanh tra, giám sát.
Thứ sáu: nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát tại các Hội đồng thi
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất