Học ngành răng – hàm – mặt ra trường làm gì?
Trong vài năm gần đây, việc quan tâm tới sức khỏe, thẩm mỹ răng miệng ngày một nhiều hơn. Chính vì vậy ngành Răng – Hàm – Mặt cũng được nhiều các bạn sinh viên chọn lựa trở thành chuyên ngành chính và công việc sau này của mình. Vậy ngành Răng – Hàm – Mặt học gì và sinh viên ra trường có thể làm những công việc gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
1. Ngành Răng – Hàm – Mặt là ngành gì và mục tiêu đào tạo ra sao?
Ngành Răng – Hàm – Mặt là một ngành học hấp dẫn chuyên đào tạo các y, bác sĩ chuyên ngành về răng, hàm, mặt. Họ sẽ là người giúp mọi người giải quyết các vấn đề về các bệnh liên quan đến răng, hàm, mặt, đề xuất và tham gia chẩn đoán, điều trị cũng như chăm sóc sức khỏe cho cá nhân có nhu cầu.
Ngành Răng – Hàm – Mặt được ra đời với mục tiêu là đào tạo những người bác sĩ có đầy đủ các kiến thức chuyên môn và kỹ năng về y khoa, nha khoa đáp ứng giải quyết về sức khỏe răng miệng cũng như sắc đẹp của con người. Tuy ngành này không có nhiều trường đào tạo nhưng đầu vào lẫn đầu ra đều đảm bảo chất lượng, trình độ của các y, bác sĩ.
2. Học ngành Răng – Hàm – Mặt cần rèn luyện những tố chất nào?
Khuôn mặt là phần quan trọng nhất đối với mỗi người, vậy nên những người học ngành Răng – Hàm – Mặt hay hoạt động trong lĩnh vực này cần có một tâm lý vững chắc và sự cẩn trọng 100% trong công việc. Dưới đây là những tố chất mà người học ngành Răng – Hàm – Mặt phải có ở bản thân mình:
- Có đầy đủ kiến thức chuyên môn trong quá trình học tập rồi mới đến bước thực hiện các công việc thực tế.
- Có khả năng quan sát, sự sắc bén, phán đoán trong quá trình làm việc.
- Biết cách giải quyết các tình huống khẩn cấp khi làm việc.
- Sức khỏe tốt và có thể làm việc trong một khoảng thời gian dài.
- Có sự kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ, logic trong học tập cũng như công việc.
- Có lòng nhân đạo và yêu thương người bệnh.
- Chịu được áp lực công việc mỗi ngày.
Đây là những tố chất mà một người bác sĩ ngành Răng – Hàm – Mặt cần phải trang bị cho chính bản thân mình ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Một người bác sĩ dù có chuyên môn giỏi mà thiếu đi cái tâm cũng không là gì cả, cả tâm cả tầm đều phải song hành với nhau thì công việc mới vững chắc được.
3. Thông tin chính về ngành Răng – Hàm – Mặt
Mã ngành của ngành Răng – Hàm – Mặt có số hiệu là 7720501 và xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- Khối A00: Toán, Lý, Hóa
- Khối A16: Toán, Văn, KHTN (khoa học tự nhiên)
- Khối B00: Toán, Hóa, Sinh
- Khối C02: Toán, Văn, Hóa
- Khối D90: Toán, tiếng Anh, KHTN (khoa học tự nhiên)
3.1. Điểm chuẩn của ngành Răng – Hàm – Mặt
Ngành học Răng – Hàm – Mặt là ngành thu hút được khá nhiều thí sinh đăng ký theo học, đối với các bạn sinh viên có học lực khá trở lên thì đây sẽ là lựa chọn đầu tiên khi chọn ngành học. Điểm chuẩn vào ngành Răng – Hàm – Mặt không cao như các ngành y, dược khác nhưng trung bình vẫn trong khoảng khá cao từ 21 điểm trở lên. Tùy thuộc vào đề thi mỗi năm mà các trường Đại học sẽ đưa ra mức điểm khác nhau.
3.2. Các trường đào tạo ngành Răng – Hàm – Mặt
Ngành Răng – Hàm – Mặt vốn là một ngành học hot và có vô số sinh viên muốn theo đuổi ngành học. Chính vì điều này, nhiều trường đã mở ra chuyên ngành này và đào tạo một cách bài bản từ kỹ năng với chuyên môn.
Tìm hiểu ngay các trường đào tạo ngành này dưới đây để lựa chọn môi trường học phù hợp nhất với mình nhé!
Tại khu vực miền Bắc, có 5 trường có ngành Răng – Hàm – Mặt đó là Đại học Y Hà Nội; Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; Đại học Y Dược Hải Phòng; Đại học Y Dược (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội) và Đại học Y Dược (thuộc Đại học Thái Nguyên).
Tại khu vực miền Nam, có 5 trường đào tạo là Đại học Y Dược Tp.HCM; Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch; Đại học Y Dược (Cần Thơ); Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Nếu như bạn đang ở miền Trung thì cũng đừng lo lắng, bởi tại đây cũng có 3 trường Đại học cho bạn lựa chọn đó là Đại học Duy Tân; Đại học Y Dược (thuộc Đại học Huế) và Khoa Y Dược (thuộc Đại học Đà Nẵng).
4. Học ngành Răng – Hàm – Mặt ra trường sẽ làm gì?
Ngành Răng – Hàm – Mặt là ngành có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Nhiều người nói rằng, chỉ cần vào được ngành Răng – Hàm – Mặt là bạn sẽ không cần lo tới vấn đề thất nghiệp khi ra trường. Quả thật đúng là vậy, các trường không nhận quá nhiều chỉ tiêu cho ngành này nên những người sau khi tốt nghiệp thường là những người cực kỳ xuất sắc. Bạn có thể làm việc tại những địa điểm như sau:
- Làm việc tại các bệnh viện, trung tâm có khoa Răng – Hàm – Mặt.
- Chuyên viên trong các tổ chức nhà nước và phi chính phủ.
- Làm việc tại Bộ y tế.
- Tự mở các phòng khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt.
- Tham gia vào các nghiên cứu về ngành Răng – Hàm – Mặt.
- Làm giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành nghề.
- Điều trị và quản lý tại các bệnh viện công lập, dân lập.
- Làm các công việc liên quan đến ngành học này.
5. Mức lương ngành Răng - Hàm - Mặt
Mức lương của những người làm trong ngành Răng – Hàm – Mặt thường nhiều hơn so với các công việc khác của ngành nghề lĩnh vực y tế. Đối với những người mới ra trường, mức lương thấp nhất là từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Còn đối với những người đã có kinh nghiệm hoặc có phòng khám riêng thì mức thu nhập khá cao, không bao giờ thấp hơn 10 triệu/tháng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành Răng – Hàm – Mặt mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng với những thông tin này, các bạn có thể lựa chọn được chuyên ngành phù hợp với bản thân và mong muốn của mình.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất