Khó Xin Việc, Du Học Sinh Về Nước Để Làm Gì?
Du học - khát khao của rất rất nhiều bạn trẻ. Trong khi đó, hiện tượng "chảy máu chất xám" lại là trăn trở của cả dân tộc. Vì sao vậy? Vì khó xin việc, du học sinh về nước để làm gì ?
Nhiều nhà tuyển dụng cho biết, hằng năm có rất đông các du học sinh về nước xin việc tại các công ty, doanh nghiệp, nhưng chỉ có một số lượng rất ít được nhận vào làm việc. Những du học sinh có thể đáp ứng được yêu cầu công việc luôn ở mức khiêm tốn, đa số đều bị loại bỏ bởi họ yêu cầu trả lương với những con số thực sự không phù hợp.
Cho dù kinh nghiệm của các du học sinh còn chưa có, nhưng có những cá nhân đã yêu cầu mức khởi điểm lương cơ bản từ hàng chục triệu một tháng trở nên. Điều này nếu so với mức chi trả lương cho người lao động mới ra trường ở nước ta thì quả thật có sự chênh lệch lớn.
Bởi đa phần các du học sinh thường cho mình có trình độ hơn sinh viên trong nước, điều đó dẫn tới suy nghĩ phải có mức lương xứng đáng hơn. Nhưng thực tế thường tàn khốc, ngoại trừ các cá nhân có năng lực tốt được các trường quốc tế cấp học bổng, thì đa phần du học sinh (thường là con nhà giàu) đều tự bỏ tiền túi ra để đi du học.
Điều này phản ánh rằng phần lớn sinh viên du học có điểm mạnh về trình độ ngoại ngữ, còn nếu nói tới kỹ năng chuyên môn thì chưa chắc đã vượt trội được hơn so với những sinh viên được đào tạo trong nước.
Còn một điểm khác nữa là, các ngành như Xã hội học, Ngôn ngữ học hay Quản trị kinh doanh ... được rất nhiều du học sinh theo học ở nước ngoài, mà những ngành này nếu ở xã hội Việt Nam thì nhu cầu lao động không cần nhiều. Mặt khác, những ngành khó như Kỹ thuật, Chế tạo máy hay Bác sĩ thì lại ít người học được chính vì thế, khi xin việc trong nước cũng là điều cực kỳ khó khăn.
Đa phần các du học sinh khi ở nước ngoài về sẽ cho rằng bằng cấp của bản thân mình hơn hẳn sinh viên được đào tạo trong nước, và sẽ đòi hỏi một mức lương xứng đáng. Nhưng không phải du học sinh nào cũng có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng, cụ thể là yêu cầu của công việc.
Các nhà tuyển dụng luôn không nhìn vào bằng cấp mà đánh giá năng lực nhân sự, ngược lại họ sẽ nhìn vào khả năng thật sự của người đó trong công việc. Nếu cá nhân nào có trách nhiệm và làm tốt thì dĩ nhiên sẽ có mức lương cao hơn cùng với các khoản phúc lợi nhiều hơn. Không có một công ty hay doanh nghiệp nào có luật là bạn phải học ở đâu? và sẽ trả mức lương cao hơn nếu bạn du học cả.
Thậm chí, nhiều du học sinh còn tự nhận xét về những thành viên trong diện của mình đang "Hoang tưởng về sự thật". Bởi giữa đào tạo trong và ngoài nước có sự chênh lệch rất lớn như về cơ sở vật chất, điều kiện trường lớn và giảng dạy... và mức lương của người lao động cũng không thể tương đồng. Điều này cho thấy, dù bạn có bằng du học thì nếu về làm việc tại Việt Nam các bạn vẫn phải tuân theo xã hội Việt Nam. Ok?
Không nói tới vấn đề gia đình, xã hội và đất nước thì còn có một nghịch lý khác, nếu ở Việt Nam khó xin việc như vậy, thì tại sao các du học sinh lại quay về? Trong khi đó, làm việc ở nước ngoài lương tháng sẽ tính bằng hàng ngàn $. Nếu ở Việt Nam ngàn $ là một con số không hề nhỏ, nhưng nếu ở những nước phát triển nó chỉ là con số rất bình thường mà thôi.
Vì nếu bạn không thực sự giỏi, thì khi làm việc ở nước ngoài bạn sẽ được trả mức lương đó. Với mức lương này, các bạn du học sinh không thể trang trải cuộc sống ở những nước phát triển được. Chính vì thế, thu nhập còn gắn liền mới mức sống của quốc gia nên không thể đánh đồng ngang nhau được.
Giờ thì có lẽ các bạn cũng phần nào hiểu được vấn đề rồi chứ? Chỉ khi bạn thật sự có năng lực thì mới dễ nói. Thân !
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất