Ký sự: Mấy ai đã thực sự hiểu công việc của cô giáo mầm non?. P1

Ký sự: Mấy ai đã thực sự hiểu công việc của cô giáo mầm non?. P1

công việc của cô giáo mầm non không đơn thuần là “dạy” mà còn phải “nuôi” vì thế công việc của cô giáo mầm non có đặc thù riêng, cô giáo mầm non ...

Ngành sư phạm nói chung và ngành sư phạm mầm non nói riêng đều có công việc chung đó là " dạy học " hay có cách gọi cao quý đó là "trồng người".

su pham mam non

Giáo viên sư phạm mầm non là nghề "cao quý".

Công việc của cô giáo sư phạm mầm non không hề đơn giản

Tuy nhiên công việc của cô giáo mầm non không đơn thuần là “dạy” mà còn phải “nuôi” vì thế công việc của cô giáo mầm non có đặc thù riêng, cô giáo mầm non không chỉ thể hiện ở vai trò người thầy, người cô mà còn thể hiện ở vai trò là người mẹ như lời căn dặn của Bác Hồ: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Công tác giáo viên và mẫu giáo có khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích đào tạo những công dân tốt, cán bộ tốt cho Tổ quốc, cho chủ nghĩa xã hội. Điều trước tiên là dạy các cháu về đạo đức để các cháu noi theo”. (Hồ Chí Minh về vấn đề Giáo dục, 1990, tr.182 – 183).

Công việc của giáo viên sư phạm mầm non không hề đơn giản
Công việc của giáo viên sư phạm mầm non không hề đơn giản

Đảng và Nhà nước cũng đã khẳng định bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Là nền tảng đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ 0 – 6 tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện về 5 lĩnh vực: thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm kĩ năng xã hội, thẩm mỹ.

Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, và chuẩn bị những tâm thế tốt nhất cho trẻ trước khi bước vào học trường phổ thông; Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời.

( còn tiếp )

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.