Sinh Viên Việt Sáng Chế Máy Dập Lửa Bằng Âm Thanh

Máy Dập Lửa Bằng Âm Thanh Được Phát Minh Từ Sinh Viên Việt

Âm thanh là một thứ không hề xa lạ đối với cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên còn vô số điều thú vị về nó chúng ta còn chưa biết, chưa khám phá hết. Gần đây một sinh viên người Việt cùng bạn của mình đã chế tạo ra một máy dập lửa bằng âm thanh từ những tiếng bass phát ra.

Sinh viên người Việt đã chế tạo ra máy dập lửa bằng âm thanh
Sinh viên người Việt đã chế tạo ra máy dập lửa bằng âm thanh

Thành quả sáng chế máy dập lửa bằng âm thanh

    Sóng âm lan truyền trong không khí có thể tạo ra áp lực rất lớn có thể phá vỡ cả những tấm kính dày. Thậm chí trong chiến tranh sức tàn phá của nó được chúng ta thấy rõ, sóng âm phát ra từ những vụ nổ, bom mìn, các loại vũ khí tối tân có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới thính giác của con người. Vận dụng khai thác khả năng từ những nguồn sóng âm, một sinh viên Việt Nam tên Lê Việt cùng bạn học của mình tên Seth Robertson đã chế tạo thành công thiết bị dập lửa bằng âm thanh với nguồn sóng âm phát ra từ một chiếc loa bass.

Nguồn sóng âm phát ra từ thiết bị tạo áp lực về phía trước vì vậy có thể dập tắt một đám cháy nhanh chóng. Cụ thể sóng âm thanh tần số thấp, trong khoảng 30-60 hertz, và mức sóng này đủ tạo áp lực khiến ngọn lửa không thể tiếp xúc với ôxy trong không khí do đó đám cháy bị cản trở và không thể lan nhanh trong không khí. Như vậy thiết bị có khả năng dập tắt những đám cháy do chất xúc tác cồn gây ra. Về cấu tạo bộ dụng cụ dập lửa bao gồm một máy phát tần số âm thanh, bộ khuếch đại tần số âm thanh, và cuối cùng đầu ra gồm ống dẫn để dẫn nguồn âm theo các hướng xác định..

   Chi phí để cho ra đời thiết bị dập lửa bằng âm thanh vào khoảng 600 USD tuy nhiên máy mới chỉ có khả năng dập tắt được một đám cháy nhỏ vì vậy để có thể ứng dụng thiết bị vào thực tế đời sống thì cần một khoảng thơi gian. Phát minh của hai chàng sinh viên trẻ đã được đăng ký bản quyền bằng sáng chế.

   Như vậy phát minh dập lửa bằng âm thanh của Lê Việt và người bạn tên Seth Robertson tuy chưa đạt đến mức hoàn chỉnh để có thể ứng dụng rộng rãi vào đời sống thực tế nhưng ý tưởng độc đáo này đã tạo đi một hướng mới trong công tác phòng cháy chữa cháy. Hạn chế sử dụng hóa chất trong khi dập lửa, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí, nhiên liệu.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.