Nâng cao chất lượng mầm non tư thục

Nâng Cao Chất Lượng Mầm Non Tư Thục

Ngành sư phạm mầm non đã có những bước tiến đáng kể nhờ đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng mầm non tư thục

Ngành sư phạm mầm non đã có những bước tiến đáng kể nhờ đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Trong đó, các trường mầm non tư thục cũng phát triển và đóng góp rất nhiều cho công cuộc phổ cập giáo dục ở nước ta. Hiện nay, việc ngày càng tăng về số lượng các nhóm, lớp mầm non tư thục đã mang lại những tác động tích cực, góp phần giảm bớt gánh nặng và tình trạng quá tải cho các trường mầm non công lập, đáp ứng nhu cầu được đến trường đúng độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên, những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý hoạt động các nhóm, lớp này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em. Bởi vậy, việc tăng cường quản lý nhóm, lớp và nâng cao chất lượng các trường thuộc nhóm mầm non tư thục đang được các cơ quan chức năng xem xét và đẩy mạnh thực hiện. Thực trạng chất lượng mầm non tư thục đang là vấn đề được sự quan tâm của toàn xã hội. Các vụ bạo hành trẻ em diễn ra gần đây mà địa điểm xảy ra là tại các trường tư thục khiến người dân mất niềm tin vào mầm non tư thục. Để giải quyết vấn đề này cần sự vào cuộc của chính quyền và chỉ đạo của bộ giáo dục đào tạo. Để giải quyết vấn đề chất lượng giáo dục mầm non cần thực hiện quyết liệt các biện pháp sau đây:

Kiểm soát chất lượng mầm non tư thục

Một thống kê khác cho thấy hiện các cơ sở mầm non ngoài công lập tại TP HCM đang nuôi giữ khoảng 115.300 trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, chiếm 48% số trẻ học mầm non. Tương tự tại Bình Dương là 80% và Đồng Nai là 47,7%. Những con số này phản ánh rõ thực tế nhu cầu gửi trẻ rất lớn trong khi giáo dục công lập lại không đáp ứng được. Vì thế các cơ sở giáo dục mầm non tư thục mọc ra ngày càng nhiều, trong đó có nhiều cơ sở không đảm bảo chất lượng. Để hạn chế các cơ sở mầm non tư thục không đảm bảo chất lượng cần phải có sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương phải tăng cường giám sát chất lượng các cơ sở mầm non đồng thời phải kịp thời phát hiện và hạn chế các cơ sở mầm non không có giấy phép, không đảm bảo chất lượng. Về phần mình vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục. Trong đó, Bộ đề xuất một số quy định mới về tổ chức, hoạt động của loại hình đào tạo này. Như nhà trường, nhà trẻ tư thục có cơ cấu tổ chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường mầm non và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường, bao gồm: Hội đồng quản trị (nếu có); Ban kiểm soát; Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng; Tổ chuyên môn; Tổ văn phòng; Tổ chức đảng và các đoàn thể; Các nhóm, lớp.

Tăng cường đào tạo giáo viên sư phạm mầm non

Theo bà Nguyễn Thúy Hồng, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT, thiếu giáo viên mầm non hiện là vấn đề nóng hổi của hầu hết các tỉnh, thành phố hiện nay. Theo kế hoạch năm 2015, phổ cập mầm non 5 tuổi thì cả nước cần thêm 35.952 giáo viên mầm non. Như vậy để đáp ứng nhu cầu giáo viên mầm non cần đẩy mạnh đào tạo giáo viên mầm non. Bộ GD&DT đã có chỉ đạo các trường khối sư phạm tăng cường chỉ tiêu ngành sư phạm mầm non, bên cạnh đó còn cho phép các trường đào tạo học văn bằng 2 sư phạm mầm non để tăng nguồn lực giáo viên mầm non. Đẩy mạnh bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non hiện thời Một thực tế đáng buồn là công tác đào tạo giáo viên sư phạm mầm non hiện giờ chưa đáp ứng được yêu cầu. Chính vì thế biện pháp cần kíp bây giờ là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non hiện thời. Gần đây bộ GD&DT đã mở nhiều lớp bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên mầm non với mục đích nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn cho giáo viên mầm non đặc biệt là giáo viên mầm non khối tư thục. Bên cạnh đó bộ cũng chỉ đạo các trường đẩy mạnh tuyển sinh liên thông đại học nhằm nâng số lượng giáo viên mầm non chất lượng cao có trình độ đại học trở lên. 

Nâng cao chất lượng giáo viên

Xã hội hóa giáo dục đúng cách

Có một điều thấy rõ là đối với bậc giáo dục mầm non hiện nay, chỉ ngân sách nhà nước thôi không kham nổi. Điều đó dẫn đến việc xã hội hóa giáo dục,nhưng việc xã hội hóa như thế nào để vừa đảm bảo quyền lợi cho người kinh doanh, vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, chất lượng dạy và học cho trẻ là một bài toán vẫn đang đi tìm lời giải. Thống kê cho hay cả nước mới chỉ có 21,2% trẻ dưới 3 tuổi được đến nhà trẻ trong hệ thống. Việc trông trẻ đang được phó mặc cho người dân, những người có nhu cầu. Việc xã hội hóa phải được thực hiện đúng cách, có sự tham gia quản lý của các cấp chính quyền và sự tham gia chỉ đạo của bộ GD&DT để xã hội hóa đúng cách. Kết Giáo dục mầm non có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ, cần được quan tâm đặc biệt. Chính vì thế dù là cơ sở mầm non công lập hay tư thục đều cần phải có cái tâm mới làm tốt được. Hãy cùng chung tay vì tương lai con em chúng ta, để các bé được hưởng môi trường giáo dục tốt nhất.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.