Nếu Tiếp Tục Duy Trì, Các Trường Cao Đẳng Sư Phạm Sẽ Đi Về Đâu?
Hiện nay, nhiệm vụ đào tạo giáo viên của hơn 60 trường cao đẳng sư phạm đã gần như bão hòa. Trong khi đó, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đào tạo giáo viên chỉ dành cho các trường Đại học.
Hiện nay, nhiệm vụ đào tạo giáo viên của hơn 60 trường cao đẳng sư phạm đã gần như bão hòa. Trong khi đó, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đào tạo giáo viên chỉ dành cho các trường Đại học.
Đã từ lâu trở về trước và cho tận tới hiện tại, có rất nhiều những bất cập trong việc đào tạo giáo viên tại các trường cao đẳng sư phạm. Thế nhưng, trong suốt thời gian dài các kế hoạch, cách thức đào tạo và quản lý giáo viên ở nước ta vẫn chưa có tín hiệu thay đổi khả quan.
Thực trạng này cho thấy Bộ GD&ĐT vẫn còn chậm trong công cuộc đổi mới và đào tạo giáo viên sư phạm, chưa có những chỉ đạo sát sao và đúng đắn với tình hình thực tế, chưa quyết đoán trong từng bước đi để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đất nước.
Theo nhận định của kenhtuyensinh24h.vn, so với xu hướng giáo dục hiện đại của hầu hết các quốc gia trên thế giới thì việc mà chúng ta vẫn tiếp tục duy trì các trường Cao đẳng sư phạm để đào tạo giáo viên hệ Cao đẳng và Trung cấp là 1 sai lầm vô cùng lớn.
Điều này trước tiên sẽ dẫn tới hệ quả là chất lượng giáo dục yếu kém, số lượng giáo viên ngày càng nhiều nhưng dư thừa. Bên cạnh đó sẽ gây lãng phí về tài chính, tốn kém kinh tế, gây nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng các viên chức giáo dục và còn rất nhiều những hệ lụy khác cho xã hội.
Như nhiều quốc gia trên thế giới, để trở thành các giáo viên trong hệ thống giáo dục quốc gia thì bạn phải có trình độ Đại học. Thậm chí như tại Cộng hòa Liên bang Đức, nếu muốn trở thành giáo viên sư phạm bạn còn cần phải có trình độ thạc sĩ trở nên. Chỉ có những quốc gia vẫn còn thiếu nhiều giáo viên sư phạm như nước bạn Lào thì họ mới phải duy trì hệ Cao đẳng sư phạm mà thôi.
Một giáo viên trong thời kỳ hiện đại như ngày nay, ngoài các kỹ năng đứng lớp giảng bài họ còn phải là 1 chuyên gia giáo dục và được trang bị các kiến thức 1 cách sâu rộng và toàn diện về khoa học giáo dục. Đồng thời, phải có nhiều phẩm chất và năng lực mới để đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh chóng của nền giáo dục hiện đại. Vì thế cần phải được đào tạo tại hệ Đại học thì mới có thể trở thành 1 giáo viên chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của giáo dục.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI
Nghị quyết số 29-NQ/TW trong Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế nêu:
Phát triển hệ thống các trường sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ưu tiên đầu tư xây dựng 1 số trường sư phạm, trường SPKT trọng điểm; khắc phục tình trạng phân tán trong hệ thống các cơ sở đào tạo nhà giáo.
Nghị quyết số 29-NQ/TW được ban hành trong Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế[/caption]
Ngay sau khi Nghị quyết 29-NQ/TW được ký ban hành, Bộ GD&ĐT đã hoàn thành dự thảo lần 1 Đề án quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm.
Lựa chọn các trường trọng điểm để phát triển
Tính đến năm 2012, trong tổng số 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên toàn quốc, có 14 trường ĐH sư phạm và 40 trường CĐ sư phạm.
Đến giữa tháng 7 năm 2013, Bộ GD&ĐT đã ra thông báo thông báo dừng xem xét hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo mới khối ngành khoa học GD&ĐT giáo viên ở các trình độ CĐ, ĐH.
Được biết, đề án quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm được Bộ chuẩn bị từ 2 năm nay, nhưng lần nào đưa ra cũng phải chờ bộ phê quyệt - 1 lãnh đạo Bộ cho biết. Hiện tại, Nghị quyết 29-NQ/TW đã ban hành, đề án đang được xây dựng sẽ theo đúng chỉ đạo của Bộ
Đề án này đang trong giai đoạn nhận ý kiến đóng góp của các đơn vị chức năng để hoàn thành dự thảo lần 2, dự kiến sẽ được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.
Nhưng quan điểm ban đầu là: Những trường sư phạm truyền thống như Đại học SP Hà Nội, ĐH sư phạm TPHCM, Đại học sư phạm HN II, Đại học sư phạm Huế, ĐH sư phạm Đà Nẵng vẫn giữ nguyên và cho phát triển mạnh, trong đó Trường đại học sư phạm Hà Nội và Trường đại học sư phạm TP.HCM xây dựng thành trung tâm đào tạo sư phạm hàng đầu của cả nước. Các trường khác vẫn được đầu tư như cũ và như nhau.
Với các trường đa ngành có khoa sư phạm như Đại học Vinh, Đại học Tây Bắc, Đại học Cần Thơ, Đại học Phú Thọ, Đại học Thái Nguyên nếu vẫn giữ đào tạo sư phạm làm nòng cốt thì sẽ phải chú trọng tới công tác này hơn.
Thực trạng giáo viên, tuyển sinh và đào tạo giáo viên trong nước
Theo như kenhtuyensinh24h.vn tìm hiểu, các trường Cao đẳng Sư phạm nước ta năm 2017 vẫn tiếp tục được UBND các tỉnh giao chỉ tiêu tuyển sinh, ít nhất là 300 sinh viên như tại Cao Bằng, trung bình là 400 thi sinh như tại Thái Nguyên, nhiều là 500, 600, thậm chí 800 sinh viên như tại các thành phố lớn, các tỉnh đồng bằng đông dân.
Cộng với chỉ tiêu đã tuyển sinh từ năm 2014, 2015, 2016, trong vòng 4 năm tới (2017, 2018, 2019, 2020), các trường Cao đẳng Sư phạm trên phạm vi cả nước hàng năm tiếp tục cho ra lò trên dưới 20.000 giáo viên Mầm non, Tiểu học và Trung học Cơ sở.
Tổng hợp 4 khoá ra trường ấy, ta sẽ có thêm trên dưới 80.000 giáo viên nữa. Đội ngũ giáo viên mới này cộng thêm với đội ngũ dư thừa đã tồn đọng từ trước, sẽ là con số khổng lồ, không biết bao giờ mới bố trí công tác hết được.
Rồi còn vấn đề đạt chuẩn giáo viên, nâng cao trình độ cho đội ngũ này…. Và sẽ lại sinh ra các hệ liên thông, tại chức (nay gọi là hệ Vừa làm Vừa học) liên kết với các trường Đại học Sư phạm để hoàn thiện trình độ và năng lực cho giáo viên.
Các trường Đại học Sư phạm lại thêm nặng gánh bởi liên kết đào tạo. Trong khi đó, từ xưa tới nay, chất lượng đào tạo tại chức ở ta phải nói là cực kỳ thê thảm bởi việc đào tạo thường chạy theo kinh tế và xu hướng thị trường. Vì vậy việc xóa bỏ hệ cao đẳng sư phạm và các trường cao đẳng khối sư phạm như xóa bỏ hệ trung cấp y, dược trong thời gian tới cũng là phương án có thể.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, tuy hiện nay có đến hơn 1 triệu giáo viên, nếu tính đến cả giảng viên đại học là 1,2 triệu người. Thế nhưng, đây là lực lượng cần phải nâng cấp chứ không thể thay mới được. Vì vậy, các trường, khoa sư phạm sẽ gánh nhiệm vụ đào tạo lại, bồi dưỡng theo tinh thần của nghị quyết 29-NQ/TW và việc đổi mới chương trình, SGK”.
Thông tin từ đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng dự án - Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục – cho biết, việc mỗi trường có giáo viên ở nhiều thế hệ, nhiều trình độ, sẽ khó tập trung bồi dưỡng, đào tạo lại trong cùng một thời điểm, Bộ GD-ĐT dự kiến mỗi cấp học sẽ xây dựng chương trình bồi dưỡng bao gồm 4 modul, với những mảng bắt buộc và tự chọn.
“Giáo viên thiếu mảng nào sẽ đăng ký với nhà trường. Các trường sẽ kết hợp với Sở GD&ĐT tập hợp đăng ký chuyển về các trường sư phạm. Các trường sư phạm sẽ thông báo lịch mở các modul. Như vậy, các trường sư phạm có thể hoạt động quanh năm, mà giáo viên cũng không cùng lúc đi bồi dưỡng hết làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường phổ thông”.
Dự kiến giáo viên sau khi tham dự các lớp bồi dưỡng sẽ được cấp chứng chỉ. Nếu thực hiện được điều này việc quy hoạch mạng lưới trường sư phạm sẽ nhẹ nhàng hơn - đây là nhận định của lãnh đạo ngành.
Số phận của các trường cao đẳng sư phạm sẽ đi về đâu?
Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, nhiệm vụ đào tạo giáo viên của các trường Cao đẳng sư phạm gần như đã tiệm cận và bão hoà với nhu cầu của đất nước.
Số lượng giáo viên phổ thông hiện nay là hơn 800 nghìn người, mầm non gần 200 nghìn người, gần như đã đủ so với quy mô học sinh hàng năm. Nhu cầu tuyển mới (để đáp ứng số lượng HS tăng hàng năm, bù đắp số lượng giáo viên về hưu) gần như không đáng kể.
Như vậy, với hơn 60 trường Cao đẳng sư phạm trên cả nước, nếu đào tạo theo năng lực của nhà trường (để duy trì hoạt động) thì sẽ dẫn đến việc càng gia tăng số lượng sinh viên sư phạm thất nghiệp.
Nhưng nếu đào tạo theo nhu cầu thực tế thì các trường sẽ lại lâm vào tình trạng sống… ngắc ngoải vì quá ít sinh viên theo học.
Trong khi đó, “Khó tính chuyện giải tán được trường nào, vì còn đội ngũ cán bộ giáo viên, cơ sở vật chất, không thể đẩy đi đâu được” – lãnh đạo ngành nhận định.
“Lối thoát” đang được Bộ GD-ĐT tính đến cho các trường Cao đẳng sư phạm.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất