[Hướng nghiệp] Học ngành Biên phòng ra làm gì, bạn có biết?

Học ngành Biên phòng ra làm gì, bạn có biết?

Bảo vệ Tổ quốc luôn là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý nhất của toàn thể công dân Việt Nam. Nhận thức rõ điều này, rất nhiều bạn trẻ đã và đang có mong muốn theo đuổi ngành Biên phòng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng giải đáp câu hỏi “Học biên phòng ra làm gì?” để hiểu thêm về ngành học này nhé!

Học ngành Biên phòng ra làm gì, bạn có biết?

1. Ngành biên phòng là gì?

Ngành biên phòng là một ngành học có vẻ khá “cũ kỹ” nhưng nó vẫn luôn cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục nước ta. Ngành biên phòng chính là “cái nôi” đào tạo ra lực lượng Bộ đội Biên phòng Việt Nam, là “cái nôi” cho lực lượng nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam, cho những chiến sĩ chuyên trách bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn trật tự, an ninh biên giới quốc gia tại đất liền, hải đảo, vùng biển hay các cửa khẩu.

2. Tổ hợp thi của ngành biên phòng là gì?

Bộ đội Biên phòng thường làm việc tại những địa điểm đầy rẫy nguy hiểm, phức tạp. Chính vì vậy, tiêu chuẩn đầu vào cho ngành học này cũng khá cao. Điều này đòi hỏi bạn phải cần phải đầu tư nghiên cứu và chọn khối thi có thế mạnh để tham gia kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

Ngành biên phòng có mã 7860214 gồm 2 tổ hợp thi như sau:

  • A01 với các môn Toán, Lý, Anh.
  • C00 với các môn Văn, Sử, Địa.

3. Mức điểm chuẩn của ngành biên phòng như thế nào?

Sau khi chọn được tổ hợp thi cho mình, bạn cần phải tham khảo mức điểm chuẩn của ngành học này trong năm ngoái hoặc các năm trước. Việc tham khảo này sẽ giúp bạn nắm được mức điểm chuẩn trung bình và có thêm động lực để học tập và ôn luyện.

Đặc biệt, ngành biên phòng còn có sự phân điểm theo khu vực và đối tượng dự thi nên bạn hãy chú ý để có thể chắc chắn mình đã đăng kí đúng theo yêu cầu ngành học đặt ra, bạn nhé!

Sau đây chính là điểm chuẩn ngành biên phòng năm 2020:

Tổ hợp thi A01

  • Đối với thí sinh nam miền Bắc, mức điểm chuẩn là khoảng 24,7.
  • Đối với thí sinh nam quân khu 4 (bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), mức điểm chuẩn là khoảng 27.
  • Đối với thí sinh nam quân khu 5 (bao gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum), mức điểm chuẩn là khoảng 25,4.
  • Đối với thí sinh nam quân khu 7 (bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An hay các tỉnh khác như Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận và Tp.HCM.), mức điểm chuẩn là khoảng 20,4.
  • Đối với thí sinh nam quân khu 9 (bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh hay các tỉnh khác như Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang, Tp. Cần Thơ), mức điểm chuẩn là khoảng 22,25.

Tổ hợp thi C00

  • Đối với thí sinh nam miền Bắc, mức điểm chuẩn là 28.5. Trong đó, thí sinh với mức điểm khoảng 28.5 có thêm tiêu chí phụ bao gồm: Điểm môn văn ≥ 8,25; Sử ≥ 9,75 và Địa = 10.
  • Đối với thí sinh nam quân khu 4 , mức điểm chuẩn là khoảng 27.
  • Đối với thí sinh nam quân khu 5 , mức điểm chuẩn là khoảng 27. Trong đó, thí sinh với mức điểm 27 có thêm tiêu chí phụ là điểm môn văn ≥ 8,25.
  • Đối với thí sinh nam quân khu 7, mức điểm chuẩn là khoảng 26,25. Trong đó, thí sinh với mức điểm 28.5 có thêm tiêu chí phụ là điểm môn văn ≥ 8.
  • Đối với thí sinh nam quân khu 9, mức điểm chuẩn là khoảng 27,5.

Nhìn chung thì tổ hợp thi C00 thường có mức điểm chuẩn cao hơn hẳn tổ hợp thi A01. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc thật kí trước khi quyết định tổ hợp thi cho riêng mình nhé.

4. Các trường nào đào tạo ngành biên phòng?

Hiện nay, ở nước ta có duy nhất Học viện Biên phòng đã và đang tuyển sinh, đào tạo các chiến sĩ biên phòng tương lai.

Sau đây là một số thông tin chung về Học viện Biên phòng để bạn và phụ huynh có được cái nhìn cụ thể hơn:

  • Mã trường của Học viện Biên phòng là BPH
  • Học viện Biên phòng thuộc khối các trường quân đội.
  • Địa chỉ tại phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội
  • Số điện thoại liên hệ: 069 596004
  • Email liên hệ: bbt@hvbp.edu.vn

Các trường nào đào tạo ngành biên phòng?

5. Cơ hội việc làm của ngành Biên phòng sau khi ra trường là gì?

Sau khi đã đỗ và tham gia học tập ngành Biên phòng tại Học viện Biên phòng, các học viên sẽ không phải lo thất nghiệp. Bởi ngành biên phòng cũng như các ngành trong công an, quân đội khác, sau khi tốt nghiệp bạn sẽ phân công công tác vào các vị trí tùy thuộc vào trình độ, khả năng và nguyện vọng của mình:

  • Sĩ quan - những cán bộ đã được đào tạo cơ bản về chuyên ngành quân sự, chỉ huy các đơn vị quân đội.
  • Quân nhân chuyên nghiệp - những quân nhân đã được đào tạo và có trình độ chuyên môn kỹ thuật cần thiết cho các công tác chỉ huy, chiến đấu, xây dựng quân đội đồng thời tình nguyện phục vụ lâu dài trong quân đội.
  • Công nhân viên quốc phòng - những công nhân viên chức nhà nước sẽ công tác trong các đơn vị và nhà máy của quân đội và đảm nhiệm một mặt chuyên môn kỹ thuật nào đó hoặc trợ giúp cán bộ chỉ huy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
  • Hạ sĩ quan và binh sĩ - những quân nhân phục vụ trong các đơn vị quân đội và là những người đã trải qua quá trình huấn luyện quân sự gắt gao và kỷ luật nghiêm minh.

6. Mức lương của ngành Biên phòng như thế nào?

Chính bởi vì làm việc cho quân đội, mức lương của các chiến sĩ biên phòng sẽ không quá cao, nhưng bạn sẽ nhận được phụ cấp hàng tháng, cùng với việc tăng lương theo đúng quy định của nhà nước.

Nghị định 31/2012/NĐ-CP của Chính phủ đã chỉ rõ mức lương tối thiểu cho ngành Biên phòng là 1.050.000 đồng/tháng và được tăng 220.000 đồng/tháng (tương đương với 26,5%).

Đặc biệt, sau khi về hưu bạn sẽ được nhận tiền lương hưu cho mỗi tháng. Đây chính là một trong những yếu tố giúp ngành biên phòng thu hút thí sinh đấy.

7. Những phẩm chất cần có của ngành Biên phòng là gì?

Những phẩm chất cần có của ngành Biên phòng là gì?

Đối với ngành Biên phòng - ngành nghề với đặc thù, hệ số nguy hiểm khá cao và ảnh hưởng trực tiếp tới sự hòa bình, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, các học viên cần phải có những phẩm chất như sau:

  • Lòng yêu nước, yêu nghề sâu sắc: ngành Biên phòng vẫn luôn là ngành nghề phải đối mặt với vô vàn khó khăn, bạn còn phải đương đầu với cả những hiểm nguy. Vì vậy, nếu không có lòng yêu nước tha thiết và sự yêu nghề sâu sắc thì bạn sẽ khó có thể kiên trì tới cùng với ngành nghề này.
  • Tính kỷ luật và nghiêm túc trong mọi hành động: Trong quân đội, kỷ luật chính là sức mạnh. Vì vậy, đây là một phẩm chất không thể thiếu ở những chiến sĩ biên phòng tương lai.
  • Tinh thần đoàn kết: Đây chính là cốt lõi không chỉ của các người lính mà còn của toàn thể nhân dân Việt Nam. Nhờ vào sự đoàn kết này mà ông cha chúng ta đã đánh đuổi được giặc xâm lược, thống nhất và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc nên nó cũng là một phẩm chất không thể thiếu của ngành Biên phòng.
  • Sự lạc quan và yêu đời: Đây chính là vũ khí bí mật giúp những chiến sĩ Biên phòng vượt qua mọi gian truân, vất vả và cả những thiếu thốn trong đời sống người lính.
  • Bên cạnh đó, người chiến sĩ Biên phòng còn cần phải có những đức tính tốt đẹp khác như sự can đảm, chấp nhận mạo hiểm, sự trung thực, lòng nhân hậu…

Kết luận 

Ngành Biên phòng - ngành nghề luôn luôn cần thiết cho toàn bộ hệ giáo dục Việt Nam. Đây chính là “cái nôi” sinh ra những người chiến sĩ biên phòng can đảm, dũng cảm, luôn vượt qua mọi gian truân, khó khăn và nguy hiểm để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn trật tự, an ninh,... Hy vọng thông qua bài viết này, bạn và phụ huynh có thể hiểu thêm về ngành biên phòng, đưa ra lựa chọn đúng đắn cho bản thân cũng như có những kế hoạch học tập để có thể tham gia học tập và trở thành một phần trong lực lượng Bộ đội Biên phòng Việt Nam.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.