[Hướng nghiệp] Học ngành chăn nuôi ra làm gì?

Học ngành Chăn nuôi ra làm gì?

Sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn quy mô của các doanh nghiệp chăn nuôi cùng với xu hướng sản xuất quy trình khép kín từ thức ăn chăn nuôi đến các trang trại và các loại thực phẩm đã tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực ngành Chăn nuôi. Sau khi tốt nghiệp ngành Chăn nuôi, sinh viên có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương hấp dẫn và các chế độ đãi ngộ tốt. Vậy học ngành Chăn nuôi ra làm gì? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

Học ngành Chăn nuôi ra làm gì?

1. Ngành Chăn nuôi là gì?

Ngành Chăn nuôi với tên tiếng Anh - Animal Husbandry (AH) là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền nông nghiệp hiện đại. Đồng thời cũng là một nhân tố quan trọng để phát triển nền kinh tế nước nhà. 

Ngành Chăn nuôi tập trung vào các công việc chăm sóc , nuôi dưỡng vật nuôi để cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng như: thực phẩm, da, lông,…

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, ngành Chăn nuôi đang đối mặt với những thách thức to lớn từ dịch bệnh, giá thành, môi trường,… nhưng cũng được mở ra nhiều cơ hội mới do sự nâng cao nhu cầu của con người. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra hàng loạt chính sách đổi mới, phát triển ngành Chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Điều này đòi hỏi một nguồn nhân lực đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Vậy khi theo đuổi ngành Chăn nuôi, sinh viên sẽ được học những kiến thức gì?

2. Học ngành Chăn nuôi thì được học gì?

Khi theo học ngành Chăn nuôi tại các trường đại học, cao đẳng, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản và chuyên môn như: Chăn nuôi lợn, Chăn nuôi gia cầm hay Chăn nuôi trâu bò, Vấn đề vệ sinh chăn nuôi và vấn đề dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi…

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Chăn nuôi cũng được trang bị  các kỹ năng chuyên ngành như: việc tổ chức sản xuất, khả năng nghiên cứu và ứng dụng các khoa học chăn nuôi vào sản xuất; trình độ hiểu biết về cách phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; khả năng nghiên cứu và cải tiến các giống gia súc, gia cầm bản địa hay kỹ năng nghiên cứu việc tái tạo năng lượng bằng chất thải chăn nuôi…

3. Mức điểm chuẩn ngành Chăn nuôi như thế nào?

Ngành Chăn nuôi được xét tuyển theo hình thức xét học bạ THPT hoặc bằng kết quả thi kỳ thi THPTQG.

Với những bạn muốn xét tuyển bằng học bạ, điểm chuẩn ngành Chăn nuôi chủ yếu dao dộng ở mức 20 điểm.

Với những bạn muốn xét tuyển bằng kết quả thi kỳ thi THPQG, mức điểm chuẩn ngành này chủ yếu ở trong khoảng 14 – 17 điểm tùy vào tổ hợp thi và đơn vị đào tạo mà bạn ứng tuyển.

4. Khối thi ngành Chăn nuôi là gì?

Ngành Chăn nuôi với mã ngành – 7620105 được xét tuyển bằng các khối thi sau:

  • A00 cho các thí sinh thi 3 môn Toán - Vật lý - Hóa học.
  • A16 cho các thí sinh thi 3 môn Toán - Khoa học tự nhiên - Ngữ văn.
  • B00 cho các thí sinh thi 3 môn Toán - Hóa - Sinh học.
  • D90 cho các thí sinh thi 3 môn Toán - Khoa học tự nhiên - Tiếng Anh.
  • A02 cho các thí sinh thi 3 môn Toán - Vật lý - Sinh học.
  • D08 cho các thí sinh thi 3 môn Toán - Sinh học - Tiếng Anh.

5. Các đơn vị đào tạo ngành Chăn nuôi là gì?

Các bạn trẻ mong muốn theo đuổi ngành Chăn nuôi có thể đăng ký nguyện vọng với các trường đại học dưới đây:

Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
  • Đại học Thái Nguyên phân hiệu Lào Cai.
  • Đại học Nông lâm – ĐH TN.
  • Đại học Nông lâm Bắc Giang.
  • Đại học Lâm nghiệp.
  • Đại học Hải Dương.
  • Đại học Hùng Vương.
  • Đại học Tân Trào.
  • Đại học Tây Bắc.

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Vinh.
  • Đại học Nông lâm – ĐH Huế.
  • Đại học Tây Nguyên.
  • Đại học Hồng Đức.

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Nông lâm TP.HCM.
  • Đại học Nông lâm TP.HCM phân hiệu Ninh Thuận.
  • Đại học Bạc Liêu.
  • Đại học Cần Thơ.
  • Đại học An Giang.
  • Đại học Lâm nghiệp phân hiệu Đồng Nai.
  • Đại học Trà Vinh.

6. Học ngành Chăn nuôi ra làm gì? Cơ hội việc làm như thế nào?

Học ngành Chăn nuôi ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp như thế nào?

Chính bởi vì vai trò quan trọng cũng như nhu cầu về nguồn nhân lực, Ngành Chăn nuôi đã và đang mở ra rất nhiều cơ hội và triển vọng nghề nghiệp tương lai cho giới trẻ. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Chăn nuôi có thể đảm nhận các vị trí sau:

  • Tự kinh doanh hay làm chủ và điều hành trang trại, công ty nhỏ kinh doanh về chăn nuôi. 
  • Kỹ sư chăn nuôi làm việc cho các công ty SX & KD thức ăn chăn nuôi hay các công ty kinh doanh thuốc cho động vật, các doanh nghiệp SX & KD các sản phẩm liên quan đến các vấn đề chăn nuôi thú y. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm kỹ sư chăn nuôi tại các trạm khuyến nông, các phòng nông nghiệp ở địa phương hay các trang trại chăn nuôi.
  • Thực hiện nghiên cứu tại các phòng xét nghiệm thuộc khoa thú y của các đơn vị đào tọa như cao đẳng hay đại học hay các khu bảo tồn động vật hoang dã hoặc các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học.
  • Trở thành giảng viên giảng dạy các chuyên ngành có liên quan tại các trường đại học, cao đẳng,…

7. Mức lương của ngành Chăn nuôi như thế nào?

Trong nhóm các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, ngành Chăn nuôi được đánh giá là một ngành hết sức hấp dẫn bởi mức lương cao, ổn đinh và nhiều chế độ đãi ngộ. 

  • Với những bạn sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh ngiệm và khả năng chuyên môn, mức lương phổ biến nhận được dao động trong khoảng 6 - 15 triệu một tháng.
  • Với những người có tham gia các hoạt động kinh doanh về Chăn nuôi hay những người đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, được đảm nhận các vị trí quản lý thì mức lương bạn có thể nhận được lên tới 20 - 25 triệu một tháng.

Sự dao động và chênh lệch giữa các mức lương ngành Chăn nuôi chủ yếu là do sự phụ thuộc vào các nhân tố như vị trí công việc đảm nhận, đơn vị làm việc hay trình độ năng lực chuyên môn…

8. Những tố chất cần có để phù hợp ngành Chăn nuôi là gì?

Những tố chất cần có để phù hợp ngành Chăn nuôi là gì?

Để theo đuổi ngành Chăn nuôi tốt nhất, các bạn trẻ cũng như sinh viên nên trang bị, trau dồi những tố chất sau:

  • Sự yêu thích, đam mê chăm sóc vật nuôi, cây trồng: Bản chất của ngành Chăn nuôi chính là việc chăm sóc vật nuôi, cây trồng nên đây chính là điều kiện cần để theo đuổi ngành học này.
  • Khả năng ghi nhớ tên và khả năng phân loại động thực vật: Mỗi một loài động, thực vật đều có những tên gọi, đặc điểm và yêu cầu chăm sóc khác nhau nên một trí nhớ tốt là điều cần thiết.
  • Sở thích tham gia các hoạt động dã ngoại, ngoài trời như cắm trại, leo núi hay làm vườn, lặn biển: Việc chăm sóc vật nuôi không thể hoàn thành hoàn toàn trong phòng kín nên sự vận động ngoài trời là không thể tránh khỏi.
  • Khả năng thu thập và nghiên cứu những khía cạnh khác nhau trong thiên nhiên.
  • Sở thích xem các chương trình về động, thực vật và thế giới tự nhiên.

Kết luận

Ngành Chăn nuôi là một ngành không mới nhưng sẽ không bao giờ lỗi thời và hết “hot”. Hy vọng với những thông tin từ bài viết trên, bạn đọc đã hỏi thêm về bản thân ngành Chăn nuôi cũng như những cơ hội việc làm và đưa ra định hướng phù hợp nhất cho bản thân mình. 

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.