Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là gì? sẽ được đào tạo những gì? sau này ra trường sẽ công tác và làm những việc gì ?
Mục lục
Mục tiêu đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử
Chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử giúp trang bị cho sinh viên những kiến thức về kỹ thuật điện – kỹ thuật điện tử từ cơ bản đến nâng cao để sinh viên nắm bắt được kiến thức và có khả năng áp dụng các kỹ năng chuyên sâu để thực hiện được công việc sửa chữa, lắp đặt và làm việc công tác trong ngành điện điện tử
Sinh viên ra trường cần đảm bảo những tiêu chí
- Có kiến thức từ cơ bản đến nâng cao của kỹ thuật điện – kỹ thuật điện tử
- Thành thạo thực hành biết khai thác và vận hành các hệ thống kỹ thuật điện – điện tử
- Có khả năng tham gia thiết kế chế tạo các thiết bị kỹ thuật điện – điện tử chuyển giao công nghệ mới
- Có khả năng bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống kỹ thuật điện – điện tử
- Có phẩm chất chính trị tốt, có sức khỏe tốt đảm bảo công việc

Ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử
II. Chương trình đào tạo
Khi theo học ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử sinh viên sẽ được theo học các môn học cụ thể như sau
1. Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương | |||
1 | Triết học Mác – Lênin | 7 | Vật lý đại cương 1 |
2 | Kinh tế chính trị Mác-Lênin | 8 | Hóa học đại cương 1 |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 9 | Nhập môn tin học |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 10 | Ngoại ngữ |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 11 | Giáo dục Thể chất |
6 | Toán ứng dụng | 12 | Giáo dục Quốc phòng |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | |||
Kiến thức cơ sở ngành | |||
1 | Mạch điện | 6 | Điện tử công suất |
2 | Khí cụ điện và máy điện | 7 | Đo lường – Cảm biến |
3 | Điện tử cơ bản | 8 | Hệ thống điều khiển tự động |
4 | Đo lường điện và thiết bị đo | 9 | Kỹ thuật truyền số liệu |
5 | Kỹ thuật số | ||
Kiến thức ngành | |||
1 | Vi xử lý | 4 | Kỹ thuật Audio và Video (số) |
2 | Cấu trúc máy tính giao diện | 5 | Mạng cung cấp điện |
3 | Kỹ thuật Audio và Video (tương tự) | 6 | Đồ án học phần 1 (cơ sở) |
Thực hành, thực tập | |||
1 | Thực tập điện cơ bản | 4 | Thực tập kỹ thuật số |
2 | Thực tập về đo lường và mạch điện | 5 | Thực tập về vi xử lý |
3 | Thực tập về điện tử cơ bản | 6 | Thực tập về đo lường – cảm biến |
Sinh viên sẽ được theo học từ những môn cơ bản như đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, Toán ứng dụng… cho đến những môn cơ sở ngành và kiến thức ngành và được đào tạo theo thứ tự từ trên xuống dưới
Những môn cơ sở ngành giúp sinh viên tiếp cận dần với ngành kỹ thuật điện – điện tử, đi từ cái đơn giản đến cái phực tạp hiểu được mạch điện, mạch tuyến tính ở các chế độ xác lập sin và tuần hòa không sin. Tiếp đó sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn đi vào từng ngành cụ thể với các bộ môn của kiến thức ngành. Và phần thực hành thực tập giúp cải thiện khả năng thực hành vận dụng kiến thức trên sách vở vào thực tế
Sinh viên cũng được tham gia học các học phần tự chọn
2. Danh mục phần học tự chọn
Kiến thức cơ sở ngành | |
1. An toàn điện | 11. Nguyên lý mạch tích hợp |
2. Vật liệu điện Điện tử công suất | 12. Ngôn ngữ lập trình |
3. Vật liệu điện tử Hệ thống cơ điện tử | 13. Phân tích hệ thống |
4. Linh kiện quang điện tử | 14. Phương pháp nghiên cứu khoa học |
5. Thiết kế thiết bị điện | 15. Kiểm tra chất lượng sản phẩm công nghiệp |
6. Thiết kế thiết bị điện tử | 16. Quản lý công nghiệp và dự án |
7. Vẽ điện – điện tử | 17. Cơ khí đại cương |
8. Truyền động điện và ứng dụng | 18. Cơ khí ứng dụng |
9. Điều khiển lập trình 1 | 19. Kỹ thuật nhiệt – lạnh |
10. Lý thuyết tín hiệu | |
Kiến thức ngành | |
Chuyên ngành điện | |
1. Vận hành và điều khiển hệ thống điện | 6. Điện công nghiệp |
2. Chuyên đề truyền động điện | 7. Điều khiển lập trình 2 |
3. Nhà máy điện và trạm | 8. Hệ thống SCADA |
4. Tự động hóa và bảo vệ rơ le | 9. Giải thích mạch và mô phỏng trên máy tính |
5. Kỹ thuật chiếu sáng | 10. Chuyên đề về công nghệ mới |
Chuyên ngành điện tử công nghiệp | |
1. Tự động hóa quá trình công nghệ | 6. Điện tử công nghiệp |
2. Hệ thống SCADA | 7. Giải thích mạch và mô phỏng trên máy tính |
3. Rôbốt | 8. Điều khiển lập trình 2 |
4. Trí tuệ nhân tạo và ứng dụng | 9. Chuyên đề về công nghệ mới |
5. Kỹ thuật PLD và ASIC | |
Chuyên ngành viễn thông | |
1. Hệ thống viễn thông 1 | 7. Xử lý tín hiệu số |
2. Hệ thống viễn thông 2 | 8. Kỹ thuật phát thanh – truyền hình |
3. Kỹ thuật siêu âm cao tầng | 9. Giải thích mạch và mô phỏng trên máy tính |
4. An-ten, truyền sóng | 10. Điều khiển lập trình 2 |
5. Truyền số liệu | 11. Chuyên đề về công nghệ mới |
6. Hệ thống thông tin số | |
Chuyên ngành điện tử dân dụng | |
1. Kỹ thuật điện lạnh | 5. Tự động hóa điện – dân dụng |
2. Điện tử y – sinh | 6. Điều khiển lập trình 2 |
3. Thiết bị điện – điện tử dân dụng | 7. Chuyên đề về công nghệ mới |
4. Thiết bị nghe – nhìn | |
Thực tập | |
1. Thí nghiệm điện tử công suất | 5. Thực tập về điều khiển tự động trong công nghệ |
2. Thực tập về máy điện | 6. Thực tập về điện tử viễn thông |
3. Thực tập về truyền động điện | 7. Thực tập về điện tử dân dụng |
4. Thực tập về điều khiển lập trình |
III. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật điện, điện tử
Một số các trường đại học uy tín đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử như:
- Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng)
- Đại học Công nghệ TPHCM
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Công nghệ (ĐHQG Hà Nội)
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Việt Hung
- Đại học Điện lực
- Đại học Giao thông vận tải
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp
- Đại học Dân lập Phương Đông
- Đại học Hòa Bình
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
- Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Thành Đô
- Đại học Mỏ địa chất
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Thủy Lợi
- Đại học Thăng Long
- Đại học FPT
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông
- Đại học Đông đô
IV. Cơ hội việc làm ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử
Sinh viên sau khi học ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có thể tham gia làm việc tại những vị trí và cơ quan sau
- Các cơ quan, các công ty bưu chính – viễn thông, điện tử tin học
- Làm việc tại các nhà máy sản xuất điện tử hóa,vận hành máy móc ở các công ty
- Các phòng thí nghiệm, nghiên cứu và quy hoạch mạng lưới điện, thiết bị sử dụng điện quản lý mạch điện trong các cơ sở công nghiệp
- Các công ty điện lực
- Các công ty, xí nghiệp sản xuất có sử dụng hệ thống tự động hóa điện – điện tử
- Các đài phát thanh, đài thu phát hình
- Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện – điện tử
Bình luận của bạn:
Nếu bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp của bạn xung quanh vấn đề này. Vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến của bạn đều được Kenhtuyensinh24h.vn đón đợi và quan tâm.
Cảm ơn các bạn!