[Hướng Nghiệp] Ngành Điện tử viễn thông ra làm gì? Học ở đâu?

Ngành điện tử viễn thông ra làm gì?

Ngành Điện tử viễn thông là một trong những ngành chứa rất nhiều tiềm năng về cơ hội việc làm và hiện tại nó đang dẫn đầu nguồn nhân lực, dần khẳng định vị thế số 1 trong sự phát triển của đất nước. Điện tử viễn thông tại sao là được nhiều bạn trẻ quan tâm đến vậy chúng ta cùng tìm hiểu ngành học vô cùng hấp dẫn này nhé! 

ngành điện tử viễn thông

1. Ngành Điện tử viễn thông là gì?

Điện Tử Viễn Thông là sử dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại của thời đại công nghệ 4.0 khá rộng lớn và chia thành nhiều lĩnh vực phong phú, có đóng góp rất lớn tới đời sống xã hội của nhân dân. Ngành Điện Tử Viễn Thông hay còn gọi là điện tử truyền thông là một ngành khoa học kỹ thuật sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh và thiết bị điện tử như: máy thu hình, máy tính bảng, điện thoại thông minh…để có thể xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu giúp cho việc trao đổi thông tin giữa mọi người được thuận lợi ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời điểm nào. Ngành Điện tử Viễn Thông Được Học Những Gì

2. Ngành Điện tử viễn thông được học những gì?

Ngành Điện Tử Viễn Thông trước hết đòi hỏi sự sáng tạo ở mỗi chúng ta, khi trải qua quá trình đào tạo thì sinh viên sẽ được mở mang tri thức và được vô vàn kiến thức bổ ích như:

Được trang bị khối kiến thức nền tảng chuyên sâu: sinh viên tiếp cận, nắm bắt các công nghệ điện tử tiên tiến nhất và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại, kỹ thuật truyền số liệu và mạng, kỹ thuật lập trình, nguyên lý truyền thông, điện tử thông tin, hệ thống viễn thông, xử lý tín hiệu...đồng thời có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử viễn thông.

Vận dụng kỹ năng thực hành: sinh viên sẽ vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử viễn thông, nghiên cứu và phát triển ứng dụng trong công nghiệp cũng như là đời sống nhân dân.

Lĩnh vực mạng viễn thông: được tìm hiểu và học hỏi những kiế thức về hệ thống truyền dẫn thông tin, vệ tinh, cáp quang người học còn nắm rõ được hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài.

Định vị dẫn đường: là một lĩnh vực định cực kỳ quan trọng với ngành hàng không khi cất cánh, hạ cánh an toàn để đảm bảo cho hàng nghìn chuyến bay, tàu thủy hoạt động an toàn cũng là một phần mà những kỹ sư Điện Tử Viễn Thông phải học.

Lĩnh vực điện tử y sinh: được học và nghiên cứu các máy móc thiết bị điện tử trong lĩnh vực y tế và sinh học cũng như tu sửa máy móc.

Lĩnh vực âm thanh hình ảnh: am hiểu về các thiết bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ của các thiết bị thu âm.

3. Các cơ sở đào tạo ngành Điện tử viễn thông tốt

Là một ngành khá là hot đang được mọi người quan tâm, hứng thú học dưới đây là một số trường đào tạo Ngành Điện Tử Viễn Thông tốt mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Khu vực miền Bắc:

- Đại học Bách Khoa Hà Nội

Với điểm chuẩn qua các năm dao động từ 20 – 24 điểm.

Địa chỉ: số 1 Đại Cồ Việt – Bách Khoa – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Chương trình đào tạo ở đây có tính hiện đại, hội nhập bao gồm chương trình kỹ sư tài năng, chương trình đào tạo tiên tiến Điện – Điện Tử hợp tác với các trường đại học Quốc Tế kết hợp cùng với đội ngũ giảng viên, giáo sư giàu kinh nghiệm.

- Học viện kỹ thuật mật mã  

Với điểm chuẩn qua  các năm dao động từ 21- 23 điểm.

Địa chỉ: 141 đường Chiến Thắng – Tân Triều – Thanh Trì – Hà Nội.

Với đội ngũ giảng viên có trình độ Thạc sĩ trở lên cùng với kinh nghiệm dày kết hợp với những giáo trình chuẩn Quốc Tế để có thể đào tạo, hướng dẫn sinh viên một cách toàn diện đi cùng với đó là những trang thiết bị tiến tiến hiện đại nhất.

3.2. Khu vực miền Nam:

- Đại học Tôn Đức Thắng  

Với mức điểm chuẩn qua các năm dao động từ 17-19 điểm.

Địa chỉ: 19 Nguyễn Hữu Thọ - Tân Hưng – Quận 7 – Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy đều được xây dựng chi tiết và đồng bộ, gia tăng hiệu quả học tập giúp sinh viên vững vàng kiến thức hơn. Nhiều học phần được đào tạo bằng Tiếng anh sinh viên được học tập nước ngoài từ 1 học kỳ đến 2 học kỳ ở một số chuyên ngành.

3.3. Khu vực miền Trung:

- Trường Đại học khoa học – Huế  

Với mức điểm chuẩn qua các năm dao động từ 13 – 15 điểm.  

Địa chỉ: 77 Nguyễn Huệ - Phú Nhuận – Thành Phố Huế - Thừa Thiên Huế.

Chương trình đào tạo bài bản luôn đi kèm với thực hành để sinh viên có thể phát triển khai thác hết tài năng của mình đối với từng ngành học. Đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm kết hợp với giáo trình luôn được cập nhật mới nhất luôn luôn đảm bảo cho các thế hệ sinh viên có một nền tảng kiến thức vững vàng. Với một số cơ sở đào tạo ở phía trên chúng tôi tin rằng bạn có thể chọn ra cho mình một ngôi trường phù hợp với bạn nhất. Nếu bạn quyết tâm ham học hỏi, cần cù, chịu khó thì dù bạn có học ở bất cứ nơi đâu thì bạn vẫn có thể phát triển bản thân mình một cách toàn diện. Ngành Điện tử viễn thông ra làm gì?

4. Ngành Điện tử viễn thông ra làm gì?

Cơ hội việc làm cho ngành này thì thật sự rất nhiều đi kèm với nó là một mức lương khá là hấp dẫn. Nếu bạn đã am hiểu trình độ chuyên môn Điện Tử Viễn Thông thì bạn có thể đảm nhiệm một số vị trí như sau:

Chuyên viên tư vấn, vận hành và điều hành kỹ thuật: có thể chọn lựa làm việc ở rất nhiều nơi như các công ty, đài truyền hình hay các đài phát thanh.

Chuyên viên thiết kế, quy hoạch: tối ưu mạng tại các doanh nghiệp cũng như các công ty về điện tử viễn thông.

Chuyên viên thiết kế truyền dẫn: vận hành, bảo trì hoặc có thể đảm nhận vai trò Giám đốc kỹ thuật hay trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty viễn thông, truyền thông.

Kỹ sư thiết kế vi mạch, tối ưu mạng, thiết kế và viết phần mềm: kiểm thử vi mạch kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn, quản lý mạng vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp, thiết kế và  viết phần mềm cho các thiết bị thông minh điển hình như robot, điện thoại di động.

Kỹ sư truyền dẫn: đảm nhận việc vận hành khai thác mạng truyền dẫn VSAT, SDH, Viba, DWDM và giám sát lắp đặt để cài đặt và tích hợp tường lửa, router hay theo dõi xử lý và tối ưu hóa mạng LAN, MAN, WAN. Mỗi một ngành nghề đều có rất nhiều công việc đa dạng và phong phú khi bạn có kỹ năng và chuyên môn thì bạn có thể làm ở bất cứ nơi đâu dù là công hay tư tại các công ty hay các doanh nghiệp mà bạn mong muốn, tùy theo từng sở thích của mỗi cá nhân của từng người hãy chọn cho mình một công việc lý tưởng thật phù hợp với bản thân chúng ta. Những Tố Chất Cho Ngành Điện Tử Viễn Thông Cần Có

5. Những tố chất cho ngành Điện tử viễn thông cần có

Các công việc của ngành này chịu rất nhiều yếu tố khách quan từ bên ngoài chính vì thế người học Điện Tử Truyền Thông cần phải có:

Luôn luôn sáng tạo, chịu khó và tính kiên trì nhẫn nại: tìm hiểu các công nghệ tìm tòi ra cái mới phát triển nó hơn nữa, ngành điện tử này khi bị ảnh hưởng thì sẽ kéo theo cả một hệ thống sẽ bị lỗi vì thế bạn phải tìm ra bằng được nguyên nhân để xử lý chúng.

Các kỹ năng mềm: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp với một hệ thống làm việc theo đường chuyền rất phức tạp mỗi người sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau vì vậy làm việc nhóm thật sự rất cần thiết đi kèm với đó chính là giao tiếp để có thể trao đổi công việc giữa mọi người một cách thuận tiện, dễ dàng hơn.

Đam mê với nghề: là một ngành nghề có thể nói không phải là dễ để thành công với nghề yêu cầu người học ngoài sự cần cù, chịu khó thì phải có niềm đam mê với Ngành Điện Tử Viễn Thông này, nếu không sẽ rất dễ nản và từ bỏ nghề.

Khả năng ngoại ngữ: có thể đọc và học được những tài liệu tiếng anh để có thể trau dồi kiến thức của mình hơn nữa.

Kết Luận:

Ngành Điện tử viễn thông là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn. Hy vọng rằng với những thông tin sẻ vừa rồi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực này, có thể lựa chọn cho mình một ngôi trường phù hợp với khả năng của mình cũng như xác định rõ hơn về nghề nghiệp tương lai mà các bạn muốn hướng tới. Cơ hội của chúng ta luôn nằm trong tay chính chúng ta vì thế hãy chuẩn bị cho mình một hành trang kiến thức vững vàng để có thể vững bước trên còn đường phía trước.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.