Ngành Hải dương học là ngành nghiên cứ về các vấn đề liên quan tới biển, đại dương. Đây là ngành nghề đa lĩnh vực có liên quan tới các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh…
Ngành Hải dương học là ngành nghiên cứ về các vấn đề liên quan tới biển, đại dương. Đây là ngành nghề đa lĩnh vực có liên quan tới các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh…
Ngành Hải dương học là một nhánh của Khoa học trái đất, chuyên nghiên cứu về Đại dương. Hải dương học có nhiều chủ đề khác nhau như sinh vật biển và động học sinh thái, động học hải lưu, động học sóng biển, động lực chất lỏng, kiến tạo mảng, địa chất đáy biển,… Chính vì ngành này có nội dung đa dạng, ngành Hải dương học cần phải kết hợp nhiều kiến thức về đại dương.
Đặc điểm của ngành Hải dương học
Ngành Hải dương học tuyển sinh
các khối thi đại học như
khối A,
khối A1 và đầu vào của ngành này cũng khá là kén chọn khi tại một số các trường tuyển sinh lấy trong khoảng từ 17 – 18 điểm. Với điểm số này những bạn có học lực trung bình trở xuống phải nỗ lực cố gắng rất nhiều thì mới có khả năng thi đỗ vào học ngành này.
[caption id="attachment_36855" align="aligncenter" width="500"]
Ngành Hải dương học nghiên cứu về đại dương[/caption]
Ngành Hải dương học là ngành tập hợp của các môn nghiên cứu những khía cạnh tự nhiên của Đại dương như: Vật lý biển, Sinh vật biển, Địa chất biển, Hóa học biển. Ngoài ra Hải dương học còn nghiên cứu về tính chất vật lý và tính chất hóa học của môi trường nước biển, xác định những quy luật của quá trình, hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học của Đại dương và các tương tác của nó với khí quyển, lục địa và đáy đại dương.
Định hướng nghề nghiệp tương lai của ngành Hải dương học
Các bạn sau khi tốt nghiệp sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về việc nghiên cứu các Đại dương. Bạn sẽ được nghiên cứu về các nguồn tài nguyên, các loại đát và các tầng đất cát, quần thể động vật và thức vật. Từ những công việc nghiên cứu đó các bạn có thể phát hiện ra được những mỏ tài nguyên dưới đáy biển, những loài động vật mới hay những phương pháp điều trị bệnh,…
Điều kiện làm việc của ngành nghề này cũng khá thú vị, với đặc thù của nghề nghiệp mà các bạn sẽ được đi nhiều nơi và tiếp xúc với môi trường tự nhiên hay các công nghệ hiện đại tiên tiến.
Các bạn sau khi ra trường sẽ có cơ hội cao làm việc ở những viện, cục, ngành, bộ thuộc lĩnh vực môi trường:
- Các phòng chức năng: Quản lý môi trường, Quản lý tài nguyên nước, Quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường… ở các tỉnh, thành phố trên cả nước.
- Các Viện, Trung tâm: Viện khí tượng Thuỷ văn, Viện Hải dương học, Viện địa chất, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn QG,…
- Tổng cục khí tượng thuỷ văn, Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an.
- Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp có đào tạo về ngành Hải dương học và khí tượng thuỷ văn.
- Các công ty thuộc lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường thuỷ như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, công ty vận tải Biển đông…
Khi làm việc ở những nơi này các bạn sẽ có được mức thu nhập lý tưởng, ngoài ra các bạn còn được hưởng những khoản trợ cấp riêng theo ngạch, bận hiện thưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có.
Ngoài ra các bạn cũng cần có một số tố chất của ngành nghề:
Một số tố chất cần có của nghề Hải dương học:
- Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học
- Kiên trì, chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ
- Thích đọc sách, tìm hiểu các kiến thức mới
- Thích tìm tòi khám phá những quy luật của tự nhiên
- Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo
- Thích chơi giải đố, giải ô chữ và các trò chơi trí tuệ
- Học tốt các môn tự nhiên
- Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu
- Thông minh, có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích
Các môn học thuộc ngành Hải dương học
STT |
TÊN MÔN HỌC |
Môn cơ sở |
1 |
Hải dương học đại cương |
2 |
Khí tượng học đại cương |
3 |
Thủy văn học đại cương |
4 |
Thiên văn học |
5 |
Cơ sở địa mạo địa chất biển |
6 |
Chu trình sinh địa hóa |
7 |
Đo đạc và phân tích số liệu |
8 |
Lập trình ứng dụng |
Môn chuyên ngành |
9 |
Hải lưu |
10 |
Sóng biển |
11 |
Thủy triều |
12 |
Cửa sông |
13 |
Hóa học biển |
14 |
Sinh học sinh thái biển |
15 |
Khai thác dữ liệu |
16 |
Khí tượng động lực |
17 |
Khí tượng synop |
18 |
Dự báo số trị |
19 |
Khí tượng lớp biên |
20 |
Khí tượng hàng không |
21 |
Thủy lực sông |
22 |
Động lực học vùng cửa sông |
23 |
Sinh thái vùng cửa sông |
Danh sách các trường tuyển sinh ngành Hải Dương học
Hy vọng rằng những thông tin ở trên sẽ giúp các bạn có thể đưa ra được sự lựa chọn sao cho vừa phù hợp với bản thân vừa phù hợp với xu thế của xã hội. Và cuối cùng xin chúc các bạn sẽ có được một kết quả như mong muốn trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất