[Học ngành hóa học ra làm gì?] Cơ hội và triển vọng nghề nghiệp

Học ngành hóa học xong ra làm gì?

Ngành hoá học ra đời mang lại những ứng dụng quan trọng trong sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội hiện nay. Vì vậy nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là vô cùng cần thiết. Nếu bạn có ý định theo học ngành hoá học thì việc trước tiên chính là tìm hiểu kỹ thông tin học ngành hoá học ra làm gì cũng như các thông tin về ngành này để chuẩn bị cho những dự định sắp tới một cách chu đáo nhất. 

Hóa học 5

1. Tổng quan về ngành hóa học

1.1. Ngành hoá học là ngành gì?

Hóa học xuất hiện ở mọi ngóc ngách quanh cuộc sống của chúng ta từ đồ gia dụng cho đến các vũ khí hạt nhân. Theo nghiên cứu cho thấy thì công nghiệp hóa học đang phát triển rất nhanh ở nước ta. Dự tính, trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa này thì ngành công nghiệp hóa học sẽ còn phát triển nhanh hơn nữa với sự đầu tư nguồn vốn từ nước ngoài. 

Hóa học thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, nghiên cứu về các thành phần, đặc tính, cấu trúc và sư thay đổi của vật chất. Qua đó ta có thể biết được các đặc điểm, tính chất đê ứng dụng chúng vào các lĩnh vực khác nhau giúp cho xã hội ngày càng phát triển thêm.

1.2. Ngành hoá học thi khối gì?

Ngành hóa học được đặc trưng bởi các hoạt động chuỗi phản ứng cho nên khi học ngành này bạn không thể không làm thí nghiệm để hiểu rõ một chất có cấu trúc như thế nào phản ứng với các chất khác ra sao. Cũng chính vì đặc trưng này mà ngành yêu cầu người học có tính ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo. Hiện ngành hóa học đang tuyển sinh theo những khối thi như sau:

  • Khối A00: Toán – Vật Lý – Hóa Học.
  • Khối B00: Toán – Hóa Học – Sinh Học.
  • Khối D07: Toán – Hóa Học – Tiếng Anh.
  • Khối D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh.

Để có thể học tốt ngành hóa học này thì bạn cần phải có những tố chất như sau:

  • Học tốt các môn Toán, Vật Lý và đặc biệt là môn Hóa
  • .Tư duy logic và mạch lạc.
  • Chăm chỉ, cận trọng và đặc biệt coi trọng độ chính xác.
  • Có khả năng hợp tác và làm việc nhóm.
  • Có khả năng ngoại ngữ.
  • Có khả năng chịu được áp lực, làm việc tại môi trường khắc nghiệt.

2. Vai trò của ngành hóa học

Là một trong những ngành khoa học trung tâm của các ngành khác bởi vì rất nhiều ngành lấy ngành hóa học là cơ sở để phát triển chẳng hạn như: y học, sinh học, khoa học tội phạm,…

Vai trò ngành hóa học

Ngành hóa học cũng có vai trò quan trọng trong việc xử lý nước sạch. Nếu như thiếu đi tác động của hóa học thì việc được sử dụng nước sạch với người dân chỉ như là một giấc mơ. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng ở các dòng sông xuối chúng chứa hơn một triệu chất ô nhiễm, vậy thì đặt câu hỏi nếu như chất ô nhiễm đó không được xử lý thì con người sẽ ra sao?

3. Chương trình đào tạo của ngành hóa học

Nhìn chung ngành hóa học sẽ đào tạo cho các bạn sinh viên về kiến thức cơ sở ngành hóa học đầu tiên. Sau đó là kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên. Khi theo ngành này sinh viên sẽ được tiếp cận với những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho công tác nghiên cứu. Cùng với đó sinh viên sẽ được trang bị thêm kiến thức chuyên ngành, hình thành và phát triển tư duy nghiên cứu và làm việc một cách độc lập, có khả năng ứng dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thực tế trong xã hội. Sau khi ra trường sinh viên sẽ có một nền tảng vững chắc và phương pháp tiếp cận đa ngành có thể nhận thức được xu hướng của khoa học hóa học và hóa chất ở Việt Nam và thế giới trong tương lai.

4. Top trường đào tạo ngành hóa học

4.1.  Khu vực miền Bắc

  • Đại học khoa học tự nhiên của trường - Đại học quốc gia Hà Nội.

Địa chỉ: số 334 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.

  • Đại học bách khoa Hà Nội

Địa chỉ: số 1 Đại Cồ Việt – Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội.

  • Đại học khoa học và công nghệ

Địa chỉ: số 18 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội

  • Đại học khoa học trực thuộc Đại học Thái Nguyên

Địa chỉ: nằm ở phường Tân Thịnh – thành phố Thái Nguyên.

4.2.  Khu vực miền Trung

  • Đại học khoa học – Đại học Huế

Địa chỉ: số 77 Nguyễn Huệ - Phú Nhuận – thành phố Huế.

  • Đại học đà lạt

Địa chỉ: số 1 P.Đ Thiên Vương – Phường 8 – TP. Đà Lạt.

  • Đại học quy nhơn

Địa chỉ: số 170 An Dương Vương – Nguyễn Văn Cừ - Quy Nhơn – Bình Định.

4.3. Khu vực miền Nam

  • Đại học khoa học tự nhiên của trường - Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: số 227 Nguyễn Văn Cứ, phường 4, quận 5, TP. Hồ Chí Minh

  • Đại học thủ dầu một

Địa chỉ: số 6 Trần Văn Ơn – Phú Hào – Thủ Dầu Một – Bình Dương

  • Đại học cần thơ

Địa chỉ: khu II - đường 3/2 – Xuân Khánh – Ninh Kiều – thành phố Cần Thơ.

5. Ngành hoá học ra làm gì? Cơ hội và tiềm năng phát triển

Hóa học là một ngành có nhiều chuyên ngành nhỏ, với mỗi chuyên ngành sẽ mở ra những cơ hội việc làm đa dạng và hấp dẫn. Khám phá ngay những cơ hội việc làm hấp dẫn của ngành hóa học nhé!

Ngành hóa học và việc làm

  • Nhà nghiên cứu: ở đây bạn có thể dựa vào một trường đại học kết hợp cùng nghiên cứu và giảng dạy khám phá ra những thứ mới.

Hoặc bạn có thể làm việc trong các lĩnh vực như sau:

  • Làm việc giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trung cấp để đào tạo các thế hệ học sinh sinh viên trong lĩnh vực hóa học
  • Làm việc trong các viện hàn lâm và viên nghiên cứu khác
  • Làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo và phát triển các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
  • Kỹ sư vận hành: khi mà bạn trở thành một kỹ sư vận hành bạn sẽ làm trong các nhà máy, xí nghiệp, điều khiển và giám sát hoạt động của một dây truyền. Hoạt động của nó tùy thuộc vào năng lực của bạn. Các lĩnh vực mà bạn có thể xin vào làm việc:
  • Làm việc trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm vô cơ, phân bón màu sơn, hay nguyên liệu cho công nghiệp điện tử và bán dẫn, …
  • Làm việc trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hữu cơ như polime, vật liệu phủ, giấy, thuốc nhuộm, cao su, dung mội, dầu khí, và hóa dược, …
  • Làm việc trong ngành công nghiệp lên men để sản xuất các chất kháng sinh, thực phẩm chức năng,…
  • Làm việc trong các lĩnh vực xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường, sản xuất sạch và công nghệ năng lượng như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân,…
  • Một nhà tư vấn hay chuyển giao công nghệ: khi bạn đã sở hữu một khối kiến thức khổng lồ thì tất nhiên bạn hoàn toàn có khả năng đi tư vấn hay chuyển giao công nghệ cho các nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ dây truyền hóa học,…
  • Kỹ thuật viên PTN: nhiệm vụ chính của bạn đó là xét nghiệm, phân tích chất lượng sản phẩm của các đối tác hoặc của chính công ty họ sản xuất ra.
  • Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước: bạn có thể sxin vào làm việc tại các Bộ, Sở Tài nguyên môi trường, Bộ - Sở Khoa học công nghệ. Trở thành cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực sau nhiều năm công tác và làm việc.
  • Nhân viên kinh doanh: bạn có thể xin vào làm việc tại các công ty như sau
  • Công ty dầu khí – Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam
  • Công ty tư vấn thiết kế về quy trình công nghệ
  • Công ty thực phẩm – dược phẩm
  • Công ty sản xuất sản phẩm ngành hóa, hàng tiêu dùng
  • Công ty xi măng
  • Công ty gạch men, thủy tinh
  • Công ty về phân bón
  • Công ty về cao su và chát dẻo
  • Văn phòng đại diện hoặc phân phối của các hãng sãn xuất nước ngoài
  • Các viện nghiên cứu, trung tâm phân tích, kiểm định giám định chất lượng,…

Với nhiều phân ngành nhỏ như vậy thì mỗi ngành sẽ có một mức lương thưởng khác nhau. Nó cũng phụ thuộc vào từng vị trí công việc và năng lực của bạn, nhưng nhìn chung thì khi àm trong ngành này thì mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 7 triệu đồng cho đến 30 triệu đồng.

Tạm Kết:

Hy vọng bài viết này có thể giải đáp được hết thảy mọi thắc mắc của bạn về ngành hóa học như là:” ngành hóa học là gì? ngành hóa học thi khối nào? học trường nào thì tốt? ra trường làm gì? “để bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp với bản thân mình.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.