Ngành Khí Tượng Học Có Những Thay Đổi Gì Trong Những Năm Qua

Ngành Khí tượng học

Ngành khí tượng học nghiên cứu về khí quyển chủ yếu để theo dõi, dự báo thời tiết. Bao gồm chỉ số nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và tác động của chúng theo không thời gian.
Ngành khí tượng học nghiên cứu về khí quyển chủ yếu để theo dõi, dự báo thời tiết. Bao gồm chỉ số nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và tác động của chúng theo không thời gian. Ngành Khí tượng học là nghề nghiên cứu về các biến đổi của thời tiết như mưa, gió, giông tố bão bùng, để đưa ra những dự báo và cảnh báo người dân về các thiên tai như lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy,… giúp người dân và chính phù có biện pháp phòng chống tránh thiệt hại về người và của tới mức tối ưu.

Những đặc điểm và vai trò của ngành khí tượng học

Con người và các loài sinh vật muốn tồn tại và phát triển được trên trái đất là phải nhờ có môi trường sống phù hợp. Môi trường sống được bao quanh bời một lớp vỏ là bầu khí quyển của Trái đất. Những đặc trưng của bầu khí quyển gồm có nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, gió, mưa, báo,… Do những đặc điểm vị trí và địa hình khác nhau nên mỗi nơi lại có một lại hình thời tiết khác nhau và cũng biến đổi theo thời gian. Chúng ta sinh sống dưới bầu khí quyển này nên luôn chịu tác động của thời tiết. Do nhu cầu phục vụ sinh hoạt hàng ngày, lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho mùa tới, năm tới hoặc để ứng phó với thiên tai bão, lụt, hạn hán,... con người cần biết trước thông tin về thời tiết, khí hậu. Chính vì vậy ngành khí tượng học được sinh ra để phục vụ cuộc sống con người được tốt đẹp hơn. Điểm xét tuyển ngành này trong các trường của cả nước cũng khá phù hợp với những bạn có học lực trung bình trở lên khi điểm vào gần bằng với điểm sàn, giao động trong khoảng từ 13 điểm – 15 điểm. Ví dụ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TP.HCM lấy điểm chuẩn là 14 – 15 điểm, ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia HN lấy 15 – 16 điểm. Đó cũng là một ưu ái với những bạn có niềm đam mê với ngành học này.

Sinh viên sẽ được đào tạo những gì, định hướng nghề nghiệp

Khi theo học tại các trường Đại học trên cả nước, các bạn sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản cho đến nâng cao về ngành nghề để phục vụ cho công việc nghiên cứu khí hậu trên trái đất. Có thể kể đến:
  • Nghiên cứu, quản lý và giải quyết những vấn đề về Biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường
  • Làm việc độc lập và khả năng tổ chức làm việc theo nhóm
  • Kĩ năng thực hiện được các bài toán dự báo thời tiết, dự báo khí hậu, quan trắc số liệu  các yếu tố khí tượng, quản lí và kiểm soát số liệu trong điều tra cơ bản.
  • Sử dụng thành thạo công nghệ GIS phục vụ cho công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, quản lý,  dự báo, đo đạc.
Chúng ta có thể lấy ví dụ chương trình đào tạo của trường Đại học Quốc gia Hà Nội
STT TÊN MÔN HỌC
I Khối kiến thức chung
1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin 1
2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin 2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Tin học cơ sở 1
6 Tin học cơ sở 3
7 Tiếng Anh A1
8 Tiếng Anh A2
9 Tiếng Anh B1
10 Giáo dục thể chất
11 Giáo dục quốc phòng-an ninh
12 Kỹ năng mềm
II Khối kiến thức chung theo lĩnh vực
13 Cơ sở văn hóa Việt Nam
14 Khoa học Trái Đất và sự sống
III Khối kiến thức chung của khối ngành
15 Đại số tuyến tính
16 Giải tích 1
17 Giải tích 2
18 Xác suất thống kê
19 Cơ - Nhiệt
20 Điện - Quang
21 Hóa học đại cương
22 Thực tập Hóa học đại cương
IV Khối kiến thức chung của nhóm ngành
23 Phương pháp tính
24 Cơ học chất lỏng
25 GIS và Viễn thám
V Khối kiến thức ngành và bổ trợ
V.1 Bắt buộc
26 Nhiệt động lực học khí quyển
27 Khí tượng vật lý
28 Nguyên lý máy và phương pháp quan trắc khí tượng
29 Khí tượng động lực I: Động lực học khí quyển
30 Khí tượng động lực II: Sóng và động lực học khí quyển vĩ độ thấp
31 Khí tượng synop I: Các quá trình ngoại nhiệt đới
32 Khí tượng synop II: Các quá trình nhiệt đới
33 Dự báo thời tiết bằng phương pháp số
34 Khí tượng rađa và vệ tinh
35 Thống kê trong khí tượng
36 Hải dương học và tương tác biểnkhí quyển
37 Khí hậu học và Khí hậu Việt Nam
V.2 Tự chọn
V.2.1 Các môn học tự chọn cho cả hai chuyên ngành
38 Khí tượng nhiệt đới
39 Khí tượng lớp biên
40 Tương tác bề mặt đất-khí quyển
41 Khí hậu vật lý
42 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
43 Hoàn lưu khí quyển
44 Vi khí tượng
Các môn học chuyên sâu về Dự báo thời tiết và Khí hậu
45 Ứng dụng máy tính trong khí tượng
46 Khí tượng qui mô vừa
47 Thực hành dự báo thời tiết
Các môn học chuyên sâu về Khí hậu và Biến đổi khí hậu
48 Dao động và biến đổi khí hậu
49 Mô hình hoá hệ thống khí hậu
50 Tài nguyên khí hậu
V.2.2 Các môn học bổ trợ
51 Địa lý học
52 Khoa học môi trường đại cương
53 Tài nguyên thiên nhiên
54 Cơ sở môi trường đất, nước, không khí
55 Nguyên lý thủy văn
56 Đánh giá tác động môi trường
57 Trắc địa và bản đồ
58 Chính sách tài nguyên và môi trường nước
59 Hải dương học khu vực và Biển Đông
60 Hải dương học đại cương
VI Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp
VI.1 Thực tập và niên luận
61 Thực tập quan trắc khí tượng
62 Thực tập nghiệp vụ
63 Niên luận 1
VI.2 Khóa luận tốt nghiệp
64 Khóa luận tốt nghiệp
VI.3 Các môn học thay thế Khóa luận tốt nghiệp
VI.3.1 Môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp về Dự báo Thời tiết và Khí hậu
65 Động lực học và phương pháp số trong dự báo thời tiết
66 Các hình thế thời tiết nguy hiểm ở Việt Nam
VI.3.2 Môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp về Khí hậu và Biến đổi khí hậu
67 Cơ sở biến đổi khí hậu
68 Thiên tai và các hiện tượng cực đoan
Sinh viên học ngành này sau khi ra trường sẽ có cơ hội làm việc tại các cơ quan, tổ chức thuộc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Các viện nghiên cứu khí tượng thủy văn ở các tỉnh, Cán bộ nghiên cứu hoặc quản lý tại các cơ quan, Biên tập viên các bản tin Dự báo thời tiết hoặc các chương trình phổ biến tri thức của các kênh truyền hình, Cán bộ tham gia vào các đề tài, dự án trong nước và quốc tế, Dự báo viên tại các Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn ởcác tỉnh thành,… Các trường đào tạo ngành Khí tượng học
STT TÊN CÁC TRƯỜNG
1 Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
2 Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội
3 Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM
4 Đại học Thủy lợi
5 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Ngành khí tượng học hiện đang rất cần những nguồn lực có chuyên môn và các chuyên gia ngành này đang rất thiếu hụt. Mà các hoạt động sản xuất từ nông nghiệp cho đến công nghiệp của con người đều phải phụ thuộc vào vấn đề thời tiết, thiên tai. Chính vì vậy các bạn học ngành này ra trường rất dễ xin việc làm với mức lương tốt.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.