Ngành Khoa Học Đất Đang Dần Được Ưu Ái Hơn Trong Những Năm Qua

Ngành Khoa học đất

Ngành khoa học đất là ngành khám phá, tìm hiểu và nghiên cứu về những tài nguyên đất và nước của Trái đất. Trước đây còn ngành này còn gọi là Thổ Nhưỡng.
Ngành khoa học đất là ngành khám phá, tìm hiểu và nghiên cứu về những tài nguyên đất và nước của Trái đất. Trước đây còn ngành này còn gọi là Thổ Nhưỡng. Ngành Khoa học đất là ngành nghiên cứu về đất, tài nguyên thiên nhiên trên bề mặt Trái đất bao gồm nghiên cứu hình thành, phân loại và xây dựng bản đồ đất và nghiên cứu các thuộc tính trong mối liên hệ với việc sử sụng và quản lý đất đai. Ngoài ra cũng nghiên cứu về các tính chất vật lý, hóa học, sinh học và độ phì nhiêu của đất.

Đặc điểm của ngành Khoa học đất nước, phầm chất nên có

[caption id="attachment_36859" align="aligncenter" width="600"]nganh khoa hoc dat ngành khoa học đất bảo vệ đất đai[/caption] Những ngành nghề, môn học được đào tạo trong các trường Đại học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong mỗi chúng ta, nó giúp chúng ta có thể có đủ kỹ năng để làm việc sau này. Và dưới đây là danh mục các môn cơ bả và những môn bắt buộc:
Kiến thức giáo dục đại cương
1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh
3 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
4 Giáo dục thể chất
5 Giáo dục quốc phòng
6 Ngoại ngữ
7 Hoá học
8 Hoá phân tích
9 Sinh học đại cương
10 Sinh học phân tử
11 Toán cao cấp
12 Xác suất - Thống kê
13 Tin học đại cương
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở ngành
1 Vi sinh vật đại cương
2 Địa chất học
3 Thổ nhưỡng I
4 Hoá học đất
5 Vật lý đất
6 Hoá môi trường
7 Canh tác học
Kiến thức ngành
1 Phân bón và cách bón phân
2 Phân tích đất- nước- phân - cây
3 Phân tích bằng công cụ
4 Đất Việt Nam và xây dựng bản đồ đất
5 Đánh giá đất
6 Hệ thống thông tin địa lý
7 Qui hoạch sử dụng đất
8 Thuỷ nông cải tạo đất
Ngành Khoa học đất các bạn sẽ được làm những công việc cụ thể như sau:
STT CÔNG VIỆC
1 Bảo vệ đất và nước
2 Bảo vệ môi trường
3 Đánh giá địa điểm thích hợp làm nhà vệ sinh, khu chứa nước chảy tràn, và những công dụng liên quan đến đất và nước khác.
4 Khảo sát đất (mô tả, phân loại và lập bản đồ đất)
5 Kỹ thuật và sử dụng phân bón
6 Lập bản đồ sử dụng và bảo vệ đất ngập nước
7 Lập trang trại
8 Quản lý sử dụng các chất thải công nghiệp và nước cống tiêu
9 Quản lý sử dụng hóa chất nông nghiệp
10 Quản lý sử dụng nước
11 Quy hoạch sử dụng đất
12 Xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS – áp dụng các số liệu địa lý trên máy vi tính)
13 Xây dựng những công trình sinh thái
14 Xây dựng nông nghiệp bền vững
Và điểm chuẩn ngành này cũng khá cao so với một số bạn. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2017 lấy điểm chuẩn ngành khoa học đất này là 20.75 điểm. Nếu các bạn có niềm đam mê với ngành sẽ cần phải cố gắng hơn rất nhiều. Một số yêu cầu phẩm chất cần thiết để theo học ngành này:
  • Có khả năng phán đoán tốt, khả năng tổ chức công việc tốt
  • Có tầm nhìn xa, tư duy chiến lược, tư duy phân tích tốt
  • Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học, hóa học và sinh học
  • Yêu thích công việc nghiên cứu, tìm tòi, những công việc gần với thiên nhiên

Định hướng nghề nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có những cơ hội làm việc ở nhiều ngành nghề và có khả nănggiảng dạy tại các trường Đại học, Trung cấp, Cao đẳng, THPT,… Ngoài ra cơ hội làm việc tại các bộ, sở của nhà nước cửa những bạn học ngành này cũng rất cao.
STT NƠI LÀM VIỆC
1 Các cơ quan quản lý  (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Sở và Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cơ quan Tài nguyên và Môi trường như Bộ, Sở, Phòng)
2 Các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và nước ngoài, tổ chức phi chính phủ (NGOs) (đặc biệt là các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư công nghệ cao)
3 Các tổ chức nghiên cứu khoa học như Viện Khoa học đất Việt Nam, các phân viện Nông hóa, thổ nhưỡng trên toàn quốc
4 Các tổ chức tư vấn, công ty có chức năng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp trong cả nước (đặc biệt ở khu vực phía Nam)
5 Các trường Đại học và Cao đẳng có đào tạo ngành nông nghiệp trong cả nước

Các trường đào tạo ngành Khoa học đất

STT CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO
1 Trường Đại học Cần Thơ
2 Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
4 Đại học Nông Lâm - Đại học Huế
5 Đại học Khoa học Tự nhiên -ĐHQG Hà Nội
6 Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM
7 Đại học Nông nghiệp 1
8 Đại học Nông Lâm TP.HCM
9 Đại học An Giang
Thực trạng đất nước ta hiện nay vẫn còn rất nhiều những vấn đề bất ổn, những bạn sinh viên ngành khoa học đất sau khi tốt nghiệp vẫ chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực cho những cơ quan tổ chức địa phương về những lĩnh vực khoa học đất, nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra những công ty và tập đoàn đầu tư sản xuất nông nghiệp cũng cần có một nguồn lực có chuyên môn. Chính vì vậy những bạn học ngành này sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng rất cao tìm được việc làm với một mức lương như mong muốn.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.