Ngành Kinh Tế Với Những Cơ Hội Rộng Mở Trong Tương Lai

Ngành Kinh tế

Ngành kinh tế thực sự là ngành có cái tên khá là tổng quát, để thêm thông tin về ngành này, bài viết dưới đây có thể giúp đỡ các bạn chọn được ngành học phù hợp.
Ngành kinh tế thực sự là ngành có cái tên khá là tổng quát, để thêm thông tin về ngành này, bài viết dưới đây có thể giúp đỡ các bạn chọn được ngành học phù hợp.

Tổng quan về ngành kinh tế với tình hình kinh tế xã hội hiện nay

Ngành Kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Đây là ngành mang tính tổng quát được phân ra là 21 nhóm ngành, 642 hoạt động kinh tế, tiêu biểu là Nhóm A: Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Nhóm B: Khai khoáng, Nhóm C: Công nghiệp chế biến, Nhóm F: Xây dựng, Nhóm I: Dịch vụ lưu trú và ăn uống…. Đối với ngành kinh tế một số trường đai học tách ra thành các chuyên ngành: (đại học Kinh Tế TP. HCM)
  • Kinh tế học
  • Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • Kinh tế kế hoạch và đầu tư
  • Quản lý nguồn nhân lực
  • Thẩm định giá
  • Kinh tế Bất Động Sản
  • Kinh tế Chính trị
Đại Học Ngoại Thương với 2 chuyên ngành thuộc ngành kinh tế:
  • Kinh tế đối ngoại
  • Thương mại quốc tế
Và rất nhiều chuyên ngành khác thuộc ngành kinh tế.

Cơ hội việc làm của ngành kinh tế

Việt nam đang trong thời kỳ hội nhập và được đánh giá là nền kinh tế có tiềm năng phát triển. Với chính sách mở cửa, Việt Nam đã – đang và sẽ là điểm đến cho những công ty lớn từ nước ngoài tiến vào đầu tư, mở rộng thị trường kinh doanh. Đây sẽ là cơ hội lớn cho người lao động được làm việc trong môi trường doanh nghiệp nước ngoài với mức lương cao, chính sách đãi ngộ tốt, ngoài ra còn có cơ hội làm việc tại nước ngoài... Ngành kinh tế với đa dạng chuyên ngành chắc chắn sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho những bạn đam mê kinh doanh, có ý tưởng Start-up.
> Xem thêm: Ngành Kinh tế tài nguyên > Xem thêm: Thương mại điện tử

Mục tiêu đào tạo

  • Tùy thuộc vào chuyên ngành bạn chọn trong nhóm ngành kinh tế sẽ có những mục tiêu đào tạo khác nhau. Dưới đây sẽ là mục tiêu đào tạo tham khảo từ chuyên ngành kinh tế của trường đại học kinh tế TP HCM
  • Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế có phương pháp tư duy khoa học, có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu, giải quyết các vấn đề thực tiễn của nền kinh tế, có khả năng làm việc tại các cơ sở nghiên cứu kinh tế, cơ sở giáo dục đại học, cơ quan hoạch định và tư vấn chính sách kinh tế của nhà nước, các tổ chức hành chính - sự nghiệp
> Thông tin ngành Kinh tế học > Thông tin ngành Kinh tế tài nguyên > Xem thêm ngành Kinh tế nông nghiệp

Các vị trí làm việc nếu bạn tốt nghiệp ngành kinh tế

  • Ngành kinh tế là ngành tốt và luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những bạn có sở thích học kinh doanh và những vị trí làm việc của ngành kinh tế cũng rất đa dạng, nhiều chọn lựa.
  • Tuy nhiên cơ hội việc làm đối với mỗi cá nhân sẽ rất khác nhau còn tùy thuộc và khả năng chuyên môn, kỹ năng mềm cùng nhiều yếu tố khác.
  • Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí chuyên viên làm việc các bộ phận khác nhau phòng hành chính – nhân sự, phòng kinh doanh, phòng marketing… tại nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mai – dịch vụ, sản xuất…
  • Quản trị kinh doanh
  • quản trị nguồn nhân lực
  • kinh doanh quốc tế, thương mại, ngoại thương
  • quản trị lữ hành
  • chuyên viên tài chính quốc tế,
  • hoạch định ngân sách vốn đầu tư
  • Nhà đầu tư chứng khoán…
Những trường đại học nào đào tạo ngành kinh tế? Hầu hết các trường đại học và các trường cao đẳng đều có chuyên ngành thuộc ngành kinh tế.  dưới đây là top 7 trường đại học đào tạo ngành kinh tế tốt nhất Hà Nội hiện nay:
STT TÊN TRƯỜNG
1 Đại Học Ngoại Thương
2 Đại Học Kinh Tế - ĐHQG Hà Nội
3 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
4 Đại Học Thương Mại
5 Học Viện Tài Chính
6 Học Viện Ngân Hàng
7 Đại Học Kinh Tế TPHCM
Lộ trình đào tạo các ngành kinh tế (trường đại học kinh tế TP. HCM)
Số Môn học Số tín chỉ
TT
I Khối kiến thức chung 27
(Không tính các môn học từ 9-11)
1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1 2
2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2 3
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
4 Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam 3
5 Tin học cơ sở 3
6 Tiếng Anh A1 4
7 Tiếng Anh A2 5
8 Tiếng Anh B1 5
9 Giáo dục thể chất 4
10 Giáo dục quốc phòng-an ninh 7
11 Kỹ năng mềm 3
II Khối kiến thức theo lĩnh vực 10
12 Toán cao cấp 4
13 Xác xuất thống kê 3
14 Toán kinh tế 3
III Khối kiến thức theo khối ngành 16
III.1 Các môn bắt buộc 14
15 Nhà nước và pháp luật đại cương 2
16 Kinh tế vi mô 1 3
17 Kinh tế vĩ mô 1 3
18 Nguyên lý thống kê kinh tế 3
19 Kinh tế lượng 3
III.2 Các môn học tự chọn 02-Aug
20 Lãnh đạo và giao tiếp nhóm 2
21 Lịch sử văn minh thế giới 2
22 Xã hội học đại cương 2
23 Logic học 2
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành 20
IV.1 Các môn học bắt buộc 17
24 Luật kinh tế 2
25 Phương pháp nghiên cứu kinh tế 3
26 Kinh tế vi mô 2 3
27 Kinh tế vĩ mô 2 3
28 Kinh tế phát triển 3
29 Lịch sử các học thuyết kinh tế 3
IV.2 Các môn học tự chọn 03-Dec
30 Nguyên lý kế toán 3
31 Nguyên lý quản trị kinh doanh 3
32 Nguyên lý Marketing 3
33 Nhập môn Quản trị học 3
V Khối kiến thức ngành 39
V.1 Các môn học bắt buộc 21
34 Phân tích chính sách kinh tế xã hội 3
35 Kinh tế chính trị học 3
36 Kinh tế công cộng 3
37 Kinh tế quốc tế 3
38 Kinh tế tiền tệ - ngân hàng 3
39 Kinh tế môi trường 3
40 Lịch sử kinh tế 3
V.2 Các môn học tự chọn theo nhóm 18/39
V.2.1.1 Các môn học chuyên sâu về kinh tế học thể chế 12
41 Kinh tế học thể chế 3
42 Kinh tế học về chi phí giao dịch 3
43 Chính phủ và chính sách công 3
44 Thể chế kinh tế Việt Nam 3
V.2.1.2 Các môn học chuyên sâu về kinh tế chính trị 12
45 Kinh tế chính trị quốc tế 3
46 Kinh tế chính trị về các nền kinh tế chuyển đổi 3
47 Lợi ích kinh tế và quan hệ phân phối 3
48 Những vấn đề kinh tế chính trị ở Việt Nam 3
V.2.2 Các môn học bổ trợ Jun-15
49 Thể chế chính trị thế giới 3
50 Mô hình nhà nước phúc lợi 3
51 Nông nghiệp, nông dân và nông thôn 3
52 Toàn cầu hóa và phát triển kinh tế 3
53 Kinh tế học về những vấn đề xã hội 3
VI Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp 11
VI.1 Thực tập và niên luận 5
54 Thực tập thực tế 2
55 Niên luận 3
VI.2 Khóa luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế 6
56 Khoá luận tốt nghiệp 6
57 Môn học thay thế: Chọn 2 môn trong V.2
Cộng 123

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.