[Giải Đáp] Ngành Kinh tế phát triển ra làm gì, bạn có biết?

Ngành Kinh tế phát triển ra làm gì, bạn có biết?

Ngành kinh tế phát triển là một chuyên ngành rất HOT thuộc khối ngành kinh tế. Và được đánh giá là một ngành có chuyên môn tốt, kỹ năng nghề nghiệp và cơ hội việc làm rộng mở đối với thế hệ trẻ. Vậy thì ngành kinh tế phát triển là ngành như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm ở bài viết này nhé.

Ngành Kinh tế phát triển ta làm gì, bạn có biết?

1. Tổng quan về ngành kinh tế phát triển

1.1.  Ngành kinh tế phát triển là gì?

Ngành kinh tế phát triển là một ngành khoa học kinh tế, khám phá và lý giải về quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhằm đạt mục tiêu đó là xây dựng một cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn để các quốc gia khác có thể nhìn vào, vận dụng cùng với hoàn cảnh riêng của mình để làm cho kinh tế đất nước phát triển, tìm được đúng lối đi và cải thiện điều chưa tiến bộ ở nước mình.

1.2.  Ngành kinh tế phát triển học và thi khối nào?

Mã ngành của ngành kinh tế phát triển là: 7310105

Hiện ngành đang xét tuyển theo khối thi như sau:

  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa.
  • Khối A01: Toán, Lý, Anh.
  • Khối D01: Toán, Văn, Anh.

Các phương thức xét tuyển: nhìn chung chúng ta sẽ có 2 hình thức xét tuyển theo quy định của Bộ như sau:

  • Hình thức 1: Xét tuyển theo học ba cấp 3.
  • Hình thức 2: Xét tuyển theo điểm thi THPTQG.

1.3.  Những tố chất cần có khi học ngành kinh tế phát triển

Để theo đuổi một ngành nghề nào đó thì thích thôi là chưa đủ, bạn nhất thiết cần phải có những tố chất riêng mà ngành nghề đó cần. Vậy thì muốn học ngành kinh tế phát triển thì cần những tố chất nào, cùng điểm mặt một số tố chất cần có đê học ngành này ở dưới đây nhé:

  • Có tính năng động, sáng tạo: kinh tế luôn luôn thay đổi, chẳng có ai làm kinh tế mà lại đứng mãi một chỗ, tư duy mãi không đổi đúng không nào?
  • Có khả năng thu thập và xử lý thông tin một cách hiệu quả.
  • Thích nghiên cứu.
  • Có khả năng ngoại ngữ tốt: trong bối cảnh hòa nhập với cộng động thì ngoại ngữ là không thể thiếu đối với bất kì ngành nghề nào không chỉ tính riêng ngành kinh tế phát triển.
  • Có thể làm việc với thời gian và khối lượng công việc lớn: làm việc trong doanh nghiệp về mảng kinh tế thì khối lượng cũng như là áp lực công việc rất là cao vì thế mà bạn cần có tinh thần và sức chịu đựng cao thì mới có thể đứng vững trong ngành nghề này được.
  • Có trách nhiệm với công việc: bất kể một ngành nghề nào cũng đều cần bạn phải có trách nhiệm với nó thì mới có thể đi đến thành công được.

2. Vai trò của ngành kinh tế phát triển

Việt Nam ta đang là một đất nước đang phát triển, kinh tế còn đang yếu kém chính vì vậy mà việc thúc đẩy và phát triển kinh tế ở nước ta là một việc vô cùng quan trọng. Ngành kinh tế phát triển là một ngành đóng góp khá nhiều vào quá trình này. Thực trạng ngành kinh tế nước ta hiện nay cũng đã có bước phát triển tích cực và đạt được nhiều thành tựu. Bên cạnh đó, vẫn còn vấn đề bất cập và hạn chế.

Ngành kinh tế phát triển đóng góp một phần lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và các mối quan hệ kinh tế giữa nước ta và các nước trên thế giới, tạo sự thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển hơn.

Vai trò của ngành kinh tế phát triển

3. Top trường đào tạo tốt ngành kinh tế phát triển

Ngành kinh tế phát triển hiện nay đang được khá là nhiều trường bậc đại học cao đẳng dào tạo. Dưới đây là điểm mặt một số trường đào tạo ngành này khá là tốt mà bạn có thể tham khảo thêm trước khi chọn trường học phù hợp cho mình nhé.

  • Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đây là một trường công lập hàng đầu tại Việt Nam đào tạo các khối ngành về kinh tế tại miền Bắc. Được mệnh danh là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho nhà nước Việt Nam, khi theo học tại đây các bạn sẽ được đào tạo ở một môi trường tốt có thể phát triển hết các tiềm năng của bản thân mình.

Về chỉ tiêu tuyên sinh của nhà trường trung bình các năm rơi vào khoảng 5000 sinh viên. Điểm chuẩn dao động trong khoảng 20d - 25d. Học phí cũng không phải quá là cao rơi vào khoảng 10- 12 triệu đồng/ năm.

Địa chỉ: số 207 đường Giải Phóng, Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

  • Đại học Kinh Tế Quốc Gia Hà Nội

Trong suốt 45 năm hình thành và hoạt động thì trường đã đạt được rất nhiều thanh tựu. Khối ngành kinh tế là một trong các lĩnh vực chính mà trường nghiên cứu và giảng dạy. Đây là một cơ sở đầo tạo mà bạn có thể hoàn toàn tin tưởng để chọn học khi theo học ngành kinh tế phát triển.

Chỉ tiêu tuyển sinh của trường rơi vào khoảng hơn 1000 sinh viên một năm. Điểm chuẩn rơi vào khoảng từ 21d – 28d. Với mức học phí trung bình một năm là khoảng 12 triệu đồng 1 năm.

Địa chỉ: số 144, đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

  • Đại học Thương Mại

Đây là một cơ sở đào tạo đa ngành nghề, nằm trong top 5 trường đào tạo tốt linh vực kinh tế tốt nhất Việt Nam. Với đội ngũ giảng viên giàu năm kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất khang trang thì đây là nơi hứa hẹn tương lai của những cử nhân ngành kinh tế tương lai.

Chỉ tiêu tuyển sinh rơi vào khoảng 4000 sinh viên với mức điểm chuẩn trong khoảng 19d – 22d. Mức học phí trung bình năm vào khoảng 13 triệu đồng.

Địa chỉ: số 79, đường Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

  • Đại học Ngoại Thương

Đây là ngôi trường danh giá hàng đầu đào tạo về các khối ngành kinh tế, được rất nhiều trường đại học quốc tế công nhận và đặt mối quan hệ như đại học Asia Pacific – Nhật Bản, đại học Bedforshire – Anh,…

Địa chỉ: số 91, đường Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.

  • Học Viện Tài Chính

Địa chỉ: số 8, đường Phan Huy Chú, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

  • Học Viện Ngân Hàng

Địa chỉ: số 12, đường Chùa Bộc, quận Đống Đa, Hà Nội.

  • Viện Đại Học Mở Hà Nội

Địa chỉ: đường Nguyễn Hiền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Học ngành kinh tế phát triển ra làm gì? 

4. Học ngành kinh tế phát triển ra làm gì? 

Một sinh viên ngành kinh tế phát triển khi ra trường có đầy đủ năng lực và kỹ năng cần thiết có thể đảm nhận được các vị trí công việc như sau đây:

  • Chuyên viên đi hoạch định tài chính.
  • Kỹ sư kinh tế xây dựng.
  • Giảng dạy tại các trường cao đẳng đại học có khối ngành kinh tế.

Cụ thể hơn thì bạn có thể xin vào làm việc tại các cơ quan vị trí như sau:

  • Các cơ quan nhà nước quản lý về kinh tế - xã hội.
  • Các bộ như Bộ Kế Hoạch – Đầu tư.
  • Các viện nghiên cứu kinh tế của các trường đại học.
  • Các tổ chức quốc tế và phi chính phủ về phát triển như là: hoạt động tại các dự án phát triển kinh tế.
  • Các doanh nghiệp: kinh doanh, kế hoạch,…
  • Các tổ chức tài chính.
  • Tự lập kế hoạch khởi nghiệp.

Với vị trí việc làm đa dạng theo đó mức lương của ngành cũng đa dạng theo. Nhìn chung thì đây là một ngành có mức lương khá ổn. Một sinh viên khi mới ra trường sẽ có mức lương trung bình dao động trong khoảng từ 7 – 10 triệu / tháng. Sau khi đã làm việc thành thạo và có kinh nghiệm thì mức lương sẽ tăng cao tùy thuộc vào mỗi vị trí và năng lực của bạn.

Tạm kết: Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về ngành kinh tế phát triển. Hy vọng sau bài viết này có thể hoàn toàn giúp bạn giải đáp hết tất cả các thắc mắc về ngành này, để bạn có thể đưa ra được những lựa chọn đúng đắn và phù hợp cho tương lai của bạn. Chúc các bạn ngày càng may mắn và thành công trong cuộc sống.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.