Học ngành Kỹ thuật điện ra làm gì? Học ở đâu?
Ngành Kỹ thuật điện ngày càng khẳng định vị thế của mình trong nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nó gắn liền với mỗi chúng ta trong cuộc sống hằng ngày không thể thiếu được và mang lại hiệu quả đáng kể trong sản xuất và kinh doanh. Theo học ngành kỹ thuật điện cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ hiện nay. Tìm hiểu ngay tại đây để hiểu rõ học ngành kỹ thuật điện ra làm gì và những triển vọng phát triển nghề nghiệp ra sao?
1. Ngành Kỹ thuật điện là gì?
Kỹ Thuật Điện là một ngành kỹ thuật liên quan đến tất cả các lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và ứng dụng các thiết bị điện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Ngành Kỹ Thuật Điện là ngành học nghiên cứu, áp dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện từ và điện tử với nhiều lĩnh vực khác nhau như xử lý tín hiệu, năng lượng, hệ thống điều khiển và điện tử học để giải quyết các hệ thống điện vĩ mô, tiếp cận với các thành tựu công nghệ kỹ thật tiến tiến của xã hội.
2. Ngành Kỹ thuật điện học những kiến thức gì?
Sinh viên khi theo học Ngành Kỹ Thuật Điện này có thể trang bị thêm cho mình những kiến thức về:
Kiến thức đại cương: được học các môn vật lý, hóa học, chủ nghĩa Mác– Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chính Minh, Pháp Luật đại cương để bổ sung kiến thức về các lĩnh vực đa dạng khác nhau.
Kiến thức chuyên môn: tìm hiểu lý thuyết về mạch điện, các nguồn năng lượng gió, mặt trời, quy hoạch và thiết kế hệ thống điện cũng như phân tích và thiết kế giúp sinh viên có thể am hiểu hơn có một nền tảng kiến thức chuyên ngành vững chắc có thể phân tích, đánh giá đưa ra được các giải pháp khắc phục điện, điện tử , tính toán từ cơ bản đến nâng cao về các vấn đề điện và sử dụng được các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành.
Các kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng xử lý tình huống.
3. Các cơ sở đào tạo ngành kỹ thuật điện ở đâu tốt?
Ngành Kỹ Thuật Điện gắn bó mật thiết với mỗi chúng ta trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, không còn quá xa lạ đối với bất cứ cá nhân nào bạn có thể tham khảo một số trường đào tạo uy tín, chất lượng đối với chuyên ngành kỹ thuật điện này:
3.1. Khu vực miền Bắc:
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Địa chỉ: Thị Trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm – Thành Phố Hà Nội.
Là một trường đứng trong top 30 trường Đại học đứng đầu Đông Nam Á cùng với cơ sở vật chất tiến tiến hiện đại. Trường đào tạo đa ngành nghề, đa lĩnh vực đào tạo cho sinh viên có một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể giúp sinh viên khai thác và phát triển toàn diện các chuyên ngành theo học. Với mức điểm chuẩn dao động qua các năm từ 14 – 18 điểm.
ĐH Khoa học và Công nghệ HN
Địa chỉ: Tòa A21 - Viện Hàn Lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam – 18 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội.
Là một trường công lập trực thuộc của bộ Giáo dục đào tạo đạt chuẩn Quốc Tế với bề dày lịch sử hơn chục năm nay cùng các hệ đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tiến trình học có thể 3 năm, 5 năm và 8 năm. Trường luôn luôn cập nhật những cải tiến công nghệ tiên tiến mới nhất giúp sinh viên thực hành, cọ sát hơn để đào tạo ra những thế hệ chất lượng cho tương lai. Với mức điểm chuẩn dao động qua các năm từ 17 – 19 điểm.
3.2. Khu vực miền Nam:
Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: số 268 Lý Thường Kiệt – Phường 14 – Quận 10 – HCM.
Một trường đại học có quy mô lớn ở Việt Nam với thế mạnh đào tạo về chuyên ngành kỹ thuật. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm đều từ thạc sĩ đi lên kết hợp với giáo trình luôn luôn cập nhật mới nhất theo chuẩn Quốc Tế nghiêng về thực hành giúp sinh viên có một hành trang kiến thức vững mạnh để phát triển kỹ năng cũng như chuyên môn. Với mức điểm chuẩn dao động qua các năm từ 21.5 – 25 điểm.
3.3. Khu vực miền Trung:
Đại học Quy Nhơn
Địa chỉ: số 170 An Dương Vương – Nguyễn Văn Cừ - Thành Phố Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định.
Là một trường công lập của nhà nước với hệ đào tạo: đại học, sau đại học, tại chức và liên thông. Chỉ dạy bài bản các kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên môn giúp sinh viên có thể thực hành trau chuốt va chạm với các kỹ thuật điện khác nhau đội ngũ giảng viên nhiệt tình và giàu kinh nghiệm. Với mức điểm chuẩn dao động qua các năm từ 14 – 18 điểm. Với một số trường đã nêu ở bên trên bạn hãy tìm ra cho mình một cơ sở phù hợp với mình để theo đuổi Ngành Kỹ Thuật Điện mà bạn mong muốn. Học ở đâu không quan trọng mà quan trọng là cách học của chúng ta ở ngôi trường đó như thế nào bởi bất cứ một ngôi trường nào cũng luôn hướng đến mục tiêu đào tạo cho sinh viên một cách bài bản, kỹ lưỡng để sau khi ra trường có thể áp dụng luôn vào công việc thực tế.
4. Học ngành Kỹ thuật điện ra làm gì?
Sau khi ra trường cầm tấm bằng cử nhân trên tay chí ít bạn đã có một nền tảng kiến thức về chuyên ngành Kỹ Thuật Điện bạn có thể làm những công việc như:
Kỹ sư nghiên cứu: thiết kế và vận hành các thiết bị điện – điện tử tại các công ty cũng như các doanh nghiệp nhỏ lẻ.
Kỹ sư thiết kế các bộ phận: thiết kế các hệ thống năng lượng tái tạo, bộ điều khiển máy điện, trạm biến áp, nhà máy nhiệt điện, mạng điện, lập trình các giải thuật để điều khiển các thiết bị điện và hệ thống điện.
Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy: bạn có thể nghiên cứu chuyên sâu về các hệ thống điện hay đứng trên giảng đường để có thể chỉ dạy và truyền những kiến thức kinh nghiệm của mình cho các thế hệ mai sau.
Kỹ sư quản lý: quản lý các hệ thống ở các công ty, doanh nghiệp.
Cán bộ: phụ trách đến hệ thống điện cũng như quản lý nhân sự ở đơn vị.
Hầu hết đa phần sinh viên tốt nghiệp ngành này đều có việc làm ngay sau khi ra trường với mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Đối với những sinh viên am hiểu kiến thức chuyên ngành cũng như nắm vững các kỹ năng thì mức lương sẽ khoảng từ 10 – 13 triệu đồng/năm hoặc có thể cao hơn rất nhiều nếu trình độ kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành này là một điều hiển nhiên.
5. Ngành Kỹ thuật điện cần những tố chất gì?
Để có thể thành công trong lĩnh vực này thì người theo học cần phải có:
Đam mê ngành nghề: công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao phải thực sự yêu thích thì mới gắn bó lâu dài được.
Thành thạo các kỹ năng: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian cũng như kỹ năng phân tích xử lý thông tin để mọi việc có thể làm việc hiệu quả hơn.
Học tốt các môn cơ sở: là đòn bẩy để có thể học tốt các môn chuyên ngành hiểu rõ hơn về lĩnh vực điện này.
Chịu được áp lực công việc: với lượng công việc cũng khá là nhiều đòi hỏi người theo học phải bỏ ra nhiều thời gian cũng như công sức để có thể hoàn thành nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của mình đối với công việc. Như chúng ta thấy điện luôn gắn bó mật thiết với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày đặc biệt là các thiết bị điện không chỉ mang lại sự tiện dụng mà còn mang lại hiệu quả đáng kể trong công cuộc phát triển kinh tế, chính trị của xã hội, đó chính là những lý do mà.
Ngành Kỹ Thuật Điện luôn được giới trẻ lựa chọn, quan tâm nhất hiện nay. Với những chia sẻ ở bên trên chúng tôi hy vọng rằng có thể giúp bạn hiểu hơn được về ngành học hấp dẫn, lí thú này cùng với những cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng để chọn cho riêng mình những quyết định đúng đắn cho tương lai mai sau.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất