Học ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ra trường làm gì?
Ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông đang là ngành chiếm vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo vì khả năng áp dụng thực tế cao và cần nguồn lao động dồi dào. Bài viết sẽ nói lên chi tiết về ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông, những kỹ năng cần có khi học và quan trọng sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn khi học xong ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông sẽ làm những công việc gì.
1. Ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông là gì?
Ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại để tạo nên các thiết bị hiện đại như máy tính, máy thu hình, điện thoại, máy tính bảng… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho quá trình trao đổi thông tin liên lạc giữa con người với con người diễn ra thuận lợi và rút ngắn thời gian hơn.
Ngày nay, ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông mở rộng ra nhiều lĩnh vực như ngành điện tử, ngành viễn thông, âm thanh, kỹ thuật mạng…
Ngành điện tử nghiên cứu và sáng tạo ra các vi mạch điện tử có vai trò như một “bộ não” để điều khiển mọi hoạt động các thiết bị thông minh.
Ngành viễn thông nghiên cứu sử dụng thiết bị tạo ra mạng viễn thông dẫn đến sự ra đời của công nghệ thông tin. Việc gọi điện thoại, chia sẻ các hình ảnh, dữ liệu, trao đổi giao dịch mua bán đều thông qua các thiết bị điện tử viễn thông như radio, điện thoại, cáp quang, internet, truyền hình, vệ tinh…
Sinh viên theo học ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông sẽ được học về các kiến thức chuyên môn về điện tử, viễn thông, tiếp cận với những thiết bị công nghệ tân tiến, hiện đại như hệ thống phát thanh – truyền hình, công nghệ phân tích và xử lý dữ liệu, hình ảnh,mạng không dây, …từ đó thiết kế, xây dựng, khai thác và sử dụng các thiết bị điện tử, viễn thông.
2. Ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông phải học những gì?
Ngành điện tử- viễn thông là một ngành có kiến thức rộng lớn với cơ hội việc làm hấp dẫn, tiềm năng. Có nhiều trường đại học, cao đẳng mở ra để đào tạo nhằm đáp ưng nhu cầu nguồn lao động cho đất nước. Trong quá trình học ngành kỹ thuật điện tử- viễn thông bạn sẽ được học về:
Khối kiến thức toán và khoa học cơ bản (giải tích, đại số, xác suất thống kê, vật lý, tin học đại cương), cơ sở cốt lõi ngành, kỹ thuật điện tử - kỹ thuật máy tính, kỹ thuật thông tin – truyền thông, Kỹ thuật hàng không – vũ trụ, kỹ thuật đa phương tiện…
Đối với lĩnh vực điện tử, sinh viên học về vật liệu điện, đo lường điện, kỹ thuật truyền hình, kỹ thuật siêu âm, linh kiện điện tử, mạch điện tử.
Đối với lĩnh vực viễn thông, sinh viên được am hiểu chuyên sâu về hệ thống truyền dẫn thông tin, vệ tinh, cáp quang…
Sau quá trình học, người học sẽ được thực hành và áp dụng thực tế một cách bài bản, khoa học.
3. Cần những kỹ năng gì khi học ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông?
Để theo đuổi một ngành học mà bạn lựa chọn rất cần đến các tố chất vì mỗi một ngành đều có tính chất riêng biệt đòi hỏi người học phải nỗ lực và kiên trì. Giống như những ngành học, Kỹ thuật điện tử - viễn thông cũng yêu cầu bạn cần có vài kỹ năng cơ bản sau đây:
Vì là ngành có tốc độ đổi mới cao, đòi hỏi người học có tính kiên trì, nhẫn nại, tinh thần vững vàng để giải quyết các sự cố hệ thống.
Đam mê với công việc mình theo đuổi, thông minh và có khả năng giao tiếp tốt.
Sự tư duy và sáng tạo luôn được đòi hỏi cao vì tính chất ngành phức tạp, kiến thức rộng lớn. Nhanh nhạy trong mọi tình huống và nắm bắt được tình huống gặp phải.
Kỹ năng ngoại ngữ được đòi hỏi cao vì bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều từ chuyên ngành, đọc hiểu báo cáo, số liệu, thuật ngữ. Để quá trình học diễn ra thuận lợi, bạn cần trang bị cho mình vốn ngoại ngữ phong phú và thành thạo.
Chăm chỉ, cẩn thận và tỉ mỉ trong mọi giai đoạn. Hơn nữa, có tư duy sáng tạo là một điểm cộng lớn khi ngành ngày càng đòi hỏi con người phát huy và đổi mới những cái mới, sáng chế ra những công cụ hiện đại vừa tạo ra sự khác biệt cho bản thân vừa góp phần thúc đẩy kinh tế nước nhà.
4. Trường đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông
4.1. Khu vực miền Bắc
- Đại học Bách Khoa HN
- Đại học Điện Lực
- Đại học Công nghệ Bưu chính viễn thông
- Học viện Kỹ thuật mật mã
- Đại học Giao thông vận tải
4.2. Khu vực miền Trung
- Đại học Bách khoa – ĐH Đà Nẵng
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Vinh
- Đại học Khoa học – ĐH Huế
4.3. Khu vực miền Nam
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Lạc Hồng
- Đại học Bách Khoa TP.HCM
5. Tổ hợp môn xét tuyển ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông
Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông xét tuyển các môn sau:
A00 (toán, vật lý, hóa học)
A01 (toán, vật lý, tiếng anh)
B00 (toán, hóa học, sinh học)
C01 (ngữ văn, toán, vật lý)
C02 (ngữ văn, sinh học, hóa học)
C04 (toán, ngữ văn, địa lý)
D01 (ngữ văn, toán, tiếng anh)
D07 (toán, hóa học, tiếng anh)
D90 (toán, tiếng anh, khoa học tự nhiên)
6. Học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông ra làm gì?
Đây là một trong những câu hỏi của rất nhiều bạn thí sinh khi đang đứng giữa nhiều lựa chọn. Theo thống kê, Ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông là 1 trong những nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao đều đặn qua các năm và cả trong tương lai với nhiều bộ phận vị trí khác nhau với mức thu nhập hấp dẫn cụ thể:
- Bạn sẽ là chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, công ty sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông
- Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, sản xuất phần mềm về di động…
- Là Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông.
7. Thu nhập ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông
Tuy theo tính chất công việc cũng như trình độ, năng lực khác nhau mà ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông có những thu nhập và mức đãi ngộ khác nhau. Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm mức lương giao động từ 7-10 triệu, còn đối với những kỹ sư làm lâu năm cùng trình độ cao thì thu nhập sẽ từ 2.000 USD trở lên.
Như vậy dù theo đuổi ngành nghề nào cũng cần bạn có sự kiên trì học hỏi và nỗ lực không ngừng. Hi vong thông qua bài viết về ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông sẽ giúp bạn có thêm thông tin hứu ích để con đường lựa chọn công việc để thành công hơn.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Nếu bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp của bạn xung quanh vấn đề này. Vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được nhà trường đón đợi và quan tâm. Những câu hỏi sẽ được các thầy cô trả lời và giải đáp trong thời gian sớm nhất