Học ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra làm gì?
Máy móc dần dần thay thế con người vì khả năng làm việc không biết mệt mỏi và tăng năng suất vượt trội. Từ đó ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra đời với mong muốn đào tạo ra nguồn lao động chất lượng đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng. Bài viết sẽ chia sẻ những thông tin về ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa đặc biệt là sinh viên sau khi theo học ngành sẽ biết mình phải làm gì?
1. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?
Tự động hóa là sử dụng nhiều hệ thống điều khiển cho các thiết bị hoạt động như máy móc, lò xử lý nhiệt, chuyển mạch trong mạng điện thoại, chỉ đạo và ổn định của tàu, máy bay nhằm can thiệp tối thiểu sức lao động con người.
Điều khiển và tự động hóa có vai trò tiết kiệm lao động, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm chất lượng và có độ chính xác cao.
Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa nghiên cứu và thực hiện hệ thống điều khiển tự động dây chuyền sản xuất về công nghiệp, nông nghiệp mang tính khuôn mẫu.
Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa đào tạo cho người học trở thành những kỹ sư, người vận hành, thiết kế, chuyên gia tư vấn hoặc trở thành giảng viên đào tạo ngành liên quan. Vừa mang lại những kiến thức chuyên môn nhất định vừa trau đồi được những kỹ năng cần thiết.
2. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa phải học những gì?
Ngoài những kiến thức bắt buộc phải học theo khung chương trình đào tạo, sinh viên ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa học những kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật cảm biến, mạng cảm biến không dây, thiết kế hệ điều khiển nhúng, hệ thống điều khiển số, điều khiển logic và PLC, kỹ thuật cảm biển, điều khiển điện tử công suất, hệ thống đo và điều khiển công nghiệp…
Ngoài những giờ học lý thuyết, sinh viên được thực hành làm quen áp dụng kiến thức vào thực tiễn như thiết kê, vận hành hệ thống tự động tại các nhà máy, xí nghiệp, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, điều khiển máy móc, chế tạo robot,…
Nắm vững kiến thức cũng không thể thiếu các kỹ năng, trong quá trình học sinh viên sẽ được trau dồi kỹ năng tin học, ngoại ngữ, thuyết trình, lập kế hoạch,…
3. Cần những kỹ năng gì khi học ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa?
Để học tập có hiệu quả đặc biệt ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có những tính chất riêng biệt đòi hỏi người học cũng cần phải có những tố chất, kỹ năng trong quá trình học.
Có niềm đam mê, yêu thích ngành tự động hóa, thích chế tạo và khám phá máy móc.
Có hiểu biết về máy móc, cách vận hành dây chuyền sản xuất, bảo dưỡng ...
Luôn tư duy rõ ràng, sáng tạo cái mới và nhạy bén trong xử lý tình huống.
Có khả năng làm việc độc lập tự giác và làm việc nhóm hiệu quả, kỹ năng thuyết trình trước đám đông và ngoại ngữ tốt.
Biết quản lý quỹ thời gian, lên kế hoạch, sắp xếp công việc.
4. Trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
4.1. Khu vực miền Bắc:
- Đại học Mỏ địa chất.
- Đại học Bách Khoa HN.
- Đại học Công nghiệp HN.
- Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Đại học Sao Đỏ.
- Đại học Hải Phòng.
- Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
- Đại học Điện lực.
- Đại học Công nghiệp Việt Trì.
- Đại học Công nghệ Đông Á.
4.2. Khu vực miền Trung:
- Đại học Bách khoa, thuộc ĐH Đà Nẵng.
- Đại học Vinh.
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh.
- Đại học Công nghiệp Vinh.
- Đại học Đông Á.
4.3. Khu vực miền Nam:
- Đại học Tôn Đức Thắng.
- Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH.
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM.
- Đại học Nông lâm TP.HCM.
- Đại học Cần Thơ.
- Đại học Quốc tế Miền Đông.
- Đại học Lạc Hồng.
- Đại học Trà Vinh.
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.
- Đại học Tiền Giang.
5. Tổ hợp môn xét tuyển ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
- A00 (bao gồm Toán, Vật Lý và Hóa Học).
- A01 (bao gồm Toán, Vật Lý và Tiếng Anh).
- B00 (bao gồm Toán, Hóa Học và Sinh Học).
- C01 (bao gồm Ngữ Văn, Toán và Vật Lý).
- D01 (bao gồm Ngữ Văn, Toán và Tiếng Anh).
- D07 (bao gồm Toán, Hóa Học và Tiếng Anh).
- D10 (bao gồm Toán, Địa Lý và Tiếng Anh).
6. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra làm công việc gì?
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ thì ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa mở ra luôn muốn thu hút nhân tài vì tính chất công việc đòi hỏi trình độ cao.
Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng thuộc các lĩnh vực chuyên ngành về điều khiển và tự động hóa.
Kỹ sư vận hành và bảo trì làm các công việc vận hành, theo dõi quy trình, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện, điện tử.
Kỹ sư sửa chữa các thiết bị máy móc, công nghệ tự động, hệ thống dây chuyền cho các nhà máy, khu công nghiệp,…
Chuyên gia dự án thiết kế các hệ thống tự động, thi công, điều khiển tự động…
Thiết kế hệ thống tự động hóa cho công ty, nhà máy,…
Lập trình viên sáng tạo ứng dụng, các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, CNC…
Chuyên viên tư vấn đưa là giải pháp, lời khuyên về điều khiển tự động hóa.
Ngày nay, nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao cho nên việc đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa đòi hỏi nhiều yếu tố khắt khe đảm bảo chất lượng đầu ra tuyệt đối. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn sinh viên theo chọn ngành có tâm lí vững vàng, hiểu rõ hơn về tính chất ngành mình học và giải đáp được câu hỏi học ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra làm gì?
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất