Học ngành kỹ thuật hóa học ra làm gì?
Ngành kỹ thuật hóa học là ngành học đặc thù với chương trình đào tạo bài bản và chất lượng luôn thu hút nguồn nhân lực dồi dào để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nhà tuyển dụng. Ngành kỹ thuật hóa học chuyên nghiên cứu các vấn đề về hóa học và kỹ thuật từ đó áp dụng vào thực tiễn. Vậy học ngành kỹ thuật hóa học ra làm gì?
1. Ngành kỹ thuật hóa học là gì?
Kỹ thuật hóa học là một trong những lĩnh vực thuộc khoa học ứng dụng gồm khoa học sự sống (vi sinh vật học, hóa sinh) và khoa học cơ bản (vật lý, hóa học) kết hợp với toán học và kinh tế để tạo ra sự chuyển hóa, vận chuyển và sử dụng hóa chất, năng lượng, vật liệu đúng cách.
Kỹ thuật hóa học là lĩnh vực khoa học công nghệ nghiên cứu và ứng dụng những kiến thức hóa học và kỹ thuật vào quá trình sản xuất các sản phẩm hóa học phục vụ công nghiệp ( dầu khí, dược phẩm, mỹ phẩm, phân bón, vật liệu hàng không, môi trường…) và đời sống.
Ngành kỹ thuật hóa học đào tạo những kỹ sư hóa học thực hiện các công việc thiết kế, chế tạo, vận hành, xây dựng, điều chỉnh quy trình chuyển đổi hóa chất, nghiên cứu vi sinh vật, năng lượng… thành các sản phẩm có ích.
Ngành kỹ thuật hóa học trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành vững chắc, được tham gia nghiên cứu, hội thảo các đề tài khoa học, thực hành sản xuất mỹ phẩm, đồ uống,… với trang thiết bị hiện đại bậc nhất dể sinh viên có những trải nghiệm học tốt.
2. Cần những kỹ năng gì khi học ngành Kỹ thuật hóa học?
Là ngành học có tính chất đặc thù cho nên đòi hỏi người học cần có những tố chất nhất định khi theo học ngàn kỹ thuật hóa học tiêu biểu như:
Bạn phải là người có niềm say mê, yêu thích công việc, ngành học mình lựa chọn. Nếu chọn được niềm đam mê cho riêng mình nó sẽ tiếp thêm động lực học tập, nghiên cứu tốt hơn.
Công việc có khối kiến thức đồ sộ đòi hỏi bạn tập trung vào bài giảng, nắm vững các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao.
Có tính cẩn thận, có trách nhiệm với công việc được giao, xử lý nhanh nhẹn mọi tình huống xảy ra.
Biết lập kế hoạch cho công việc cũng là một ưu điểm cần phải có. Việc tạo ra danh sách kế hoạch, công việc, phân công đội nhóm sẽ giúp quá trình phát triển dự án được rõ ràng, hiệu quả.
Trang bị kỹ năng về ngoại ngữ là yếu tố cần thiết vì tính chất đặc thù ngành học tiếp xúc các thuật ngữ, từ chuyên ngành.
Có kiến thức tư duy về thiết kế, vận hành máy móc tốt, làm việc nhóm hiệu quả và luôn đề cao tính sáng tạo của cá nhân.
Luôn nghiêm túc trong quá trình học và đảm nhận công việc.
3. Ngành kỹ thuật hóa học được học những gì?
Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa lớn mạnh vượt bậc cũng đòi hỏi ngành kỹ thuật hóa học có liên quan phải luôn đổi mới với xu thế, cập nhật từng bước. Với chương trình đào tạo có tính rộng mở, hoàn thiện và sáng tạo, sinh viên theo học sẽ được trang bị các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao.
Trong giai đoạn đầu, sinh viên sẽ được làm quen với những kiến thức nền tảng về toán học, hóa học, vật lý, sinh học… sau đó là kiến thức về công nghệ hóa dược (thuốc) , công nghệ vật liệu, công nghệ hóa hữu cơ (mỹ phẩm), công nghệ hóa dầu ( lọc dầu, hóa dầu), hóa kỹ thuật, cơ học ứng dụng, hóa lý, hóa học dầu mỏ, các phương pháp phân tích công cụ, …
Ngoài khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được thực hành, nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm về vật lý, hóa học, vi sinh học…tham dự các hội thảo khoa học cuộc thi nghiên cứu sáng tạo khuyến khích sinh viên tự học, tự tìm hiểu đóng góp thành tự cho đất nước.
4. Trường đào tạo ngành Kỹ thuật hóa học
Khu vực miền Bắc:
Đại học Khoa học Tự nhiên (thuộc ĐH Quốc Gia HN)
Đại học Bách Khoa
Đại học Công Nghiệp
Đại học Mỏ địa chất
Đại học SP Kỹ thuật Hưng Yên
Đại học Công nghiệp Việt Trì
Đại học Khoa học ĐH Thái Nguyên
Khu vực miền Trung:
Đại học Bách Khoa ĐH Đà Nẵng
Đại học Quy Nhơn
Đại học Vinh
Đại học Nha Trang
Đại học Công nghiệp Vinh
Khu vực miền Nam:
Đại học Cần Thơ
Đại học Nông Lâm TP. HCM
Đại học Nguyễn Tất Thành
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Công nghệ Đồng Nai
Đại học Nam Cần Thơ
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
Đại học Lạc Hồng
Đại học An Giang
Đại học Trà Vinh
Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đại học CN Thực phẩm TP.HCM
5. Tổ hợp môn xét tuyển ngành Kỹ thuật hóa học
Mã ngành Kỹ thuật hóa học: 7520301
A00 ( bao gồm tổ hợp 3 môn Toán, Vật lý, Hóa học)
A01 ( bao gồm tổ hợp 3 môn Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
B00 ( bao gồm tổ hợp 3 môn Toán, Hóa học, Sinh học)
D01 ( bao gồm tổ hợp 3 môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
D07 ( bao gồm tổ hợp 3 môn Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
D90 ( bao gồm tổ hợp 3 môn Toán, KHTN, Tiếng Anh)
6. Học ngành Kỹ thuật hóa học ra làm gì?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hóa học sẽ được làm việc về lĩnh vực xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống các thiết bị công nghệ sản xuất ngành hóa chất, hóa dược, dầu khí, thực phẩm, nghiên cứu và tạo ra sản phẩm. Cụ thể:
Làm giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, viện nghiên cứu…
Kỹ sư công nghệ hóa dầu ( trong các nhà máy lọc dầu, hóa chất, nhựa…), hóa dược (điều chế thuốc, thảo dược, sản xuất thuốc…), hóa hữu cơ ( mỹ phẩm, kem dưỡng, dầu gội,…), công nghệ vật liệu mới (polymer, vật liệu bền, nhẹ…)
Tự mở các công ty khởi nghiệp điều hành, sáng tạo các sản phẩm về mỹ phẩm, hóa dược…
Kỹ sư công nghệ, kỹ sư sản xuất sản phẩm tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty
Chuyên viên kỹ thuật, chuyên viên phân tích tại các Viện nghiên cứu hóa học, viện vật liệu, hóa dược…
Kỹ sư công nghệ hóa dầu chuyên vận hành, thiết kế nhà máy lọc dầu, hóa chất, khai thác dầu mỏ…
Hiện tại chưa có con số cụ thể chi tiết về mức thu nhập ngành Kỹ thuật hóa học tuy nhiên cơ hội việc làm vẫn luôn thu hút và hấp dẫn, nhu cầu tuyển dụng cao trong tương lai sẽ là ngành học triển vọng và thu hút nhân tài.
Như vậy với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích về ngành Kỹ thuật hóa học. Hi vọng bạn có những lựa chọn đúng cho tương lai.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất