Ngành kỹ thuật nhiệt ra trường làm gì?
Năng lượng hiện đang là một vấn đề lớn trên toàn thế giới, trong đó ngành kỹ thuật nhiệt đóng vai trò vô cùng quan trọng, là “kim chỉ nam” thúc đẩy các giải pháp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, kéo theo sự phát triển của các ngành khác. Vậy học ngành kỹ thuật nhiệt ra trường có thể làm những công việc gì?
1. Ngành kỹ thuật nhiệt là ngành gì, bạn đã hiểu hết?
Ngành kỹ thuật nhiệt hay còn có tên gọi khác là ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt, là ngành học chuyên nghiên cứu về các hệ thống kỹ thuật nhiệt, lạnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật để thiết kế, vận hành các máy móc, hệ thống, trang bị nhiệt, lạnh giúp ích cho đời sống của con người và sản xuất.
Vậy sinh viên ngành kỹ thuật nhiệt có thể nhận được những gì khi học ngành này?
Khi học ngành kỹ thuật nhiệt, các sinh viên được trang bị thêm nhiều kiến thức khác nhau từ cơ bản tới nâng cao về nguyên lý làm việc và cấu tạo các thiết bị, đồng thời trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết giúp ích cho cuộc sống sau này. Ngành đào tạo những kỹ sư có khả năng thiết kế, bảo trì, sửa chữa có liên quan đến các hoạt động sử dụng năng lượng.
Kiến thức ngành kỹ thuật nhiệt còn giúp các bạn trẻ có thể tính toán, học hỏi nhiều hơn về hệ thống nhiệt công nghiệp, nhiệt điện,... và đưa ra các giải pháp tốt cho việc dùng năng lượng hiệu quả trong các vấn đề về kinh tế, môi trường và xã hội.
Đối với nhiều bạn trẻ hay các bậc phụ huynh thì ngành học này khá khô khan và không quá thích hợp với các bạn nữ giới. Nhưng, trong vài năm gần đây, ngành kỹ thuật nhiệt được khuyến khích nhiều hơn cả và đã nhận được lượt ưa thích và đăng ký của nhiều bạn trẻ.
2. Học ngành kỹ thuật nhiệt cần có những kỹ năng nào?
Học ngành kỹ thuật nhiệt chưa bao giờ phải một chuyện dễ dàng đối với bất kỳ ai, nó cần một sự nỗ lực, cố gắng, kiên trì của người học đặc biệt nhất chính là sự hứng thú với ngành nghề này, với công việc liên quan đến nó. Không có một cái nào là chuẩn mực để đánh giá các bạn có thể theo được ngành này hay không, chỉ cần trang bị những tố chất cho riêng bản thân mình là bạn đã sẵn sàng để bắt tay vào làm việc rồi.
- Ham học hỏi về khoa học kỹ thuật và máy móc.
- Tinh thần làm việc nhóm tốt và cải thiện bản thân mình.
- Chịu được áp lực cao cả trong học tập lẫn công việc.
- Kỹ năng quản lý, thiết kế, thuyết trình, phản biện tốt để phục vụ cho công việc sau này tại các công trình, dự án với chủ đầu tư.
3. Học ngành kỹ thuật nhiệt được rèn những kỹ năng nào?
Như đã nói ở trên, học ngành kỹ thuật nhiệt, các bạn có thể học được rất nhiều thứ và các kỹ năng mà bạn có thể được học là:
- Kỹ năng tiến hành thử nghiệm, phân tích và giải thích dữ liệu, kết quả.
- Kỹ năng ứng dụng kiến thức môn Toán, Vật Lý, khoa học vào trong thực tiễn.
- Kỹ năng sử dụng các công cụ hiện đại, vận hành, kiểm toán hệ thống trong kỹ thuật nhiệt lạnh.
- Kỹ năng nghiên cứu, phát hiện và cải tiến để nâng cao hiệu quả các hệ thống thiết bị.
- Kỹ năng sử dụng tốt các phần mềm học tập và làm việc trong ngành.
Đây là những kỹ năng chính mà bạn sẽ được các thầy, cô giáo dạy kỹ càng và cẩn thận trong quá trình học chuyên ngành kỹ thuật nhiệt.
3.1. Các khối thi ngành kỹ thuật nhiệt dành cho bạn
Ngành kỹ thuật nhiệt có mã ngành riêng của mình là 7520115. Lưu ý nhỏ là ở một vài trường khác chuyên ngành có tên gọi là Công nghệ kỹ thuật nhiệt thì có mã ngành là 7510206. Các bạn tránh nhầm lẫn hai ngành là hai ngành khác nhau nhé!
Ngành kỹ thuật nhiệt xét tuyển các tổ hợp thi sau:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- B00: Toán, Hóa, Sinh
- C01: Toán, Văn, Lý
- D01: Toán, Văn, Anh
- D07: Toán, Hóa, An
- D90: Toán, Anh, KHTN (khoa học tự nhiên)
Bởi vì đây là chuyên ngành cần đến sự tính toán, khoa học nên những bạn giỏi Toán, Lý, Hóa sẽ hợp hơn so với các bạn chuyên về Văn, Sử, Địa. Hãy xem xét xem liệu ngành kỹ thuật nhiệt này có thực sự phù hợp với mong muốn và nhu cầu của các bạn không nhé!
3.2. Điểm chuẩn khối ngành kỹ thuật nhiệt là bao nhiêu?
Điểm chuẩn mỗi trường một khác, tuy nhiên điểm của ngành kỹ thuật nhiệt dao động trong khoảng 14 – 23 điểm. Điểm của các trường Đại học sẽ thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống tùy thuộc vào độ khó của đề thi năm đó. Bạn có thể theo dõi thông qua Fanpage, Websites của các trường Đại học để biết thêm chi tiết về phần này.
3.3. Các trường xét tuyển ngành kỹ thuật nhiệt
Khu vực miền Nam:
- ĐH Sư phạm Kỹ thuật – Vĩnh Long
- ĐH Văn Lang
- ĐH Công nghiệp – TP.HCM
- ĐH Sư phạm Kỹ thuật – TP.HCM
- ĐH Nông lâm – TP.HCM
- ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng
Khu vực miền Trung:
- ĐH Vinh
- ĐH Nha Trang
- ĐH Công nghiệp – Vinh
- ĐH Sư phạm Kỹ thuật – ĐH Đà Nẵng
- ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng
Khu vực miền Bắc:
- ĐH Bách khoa Hà Nội
- ĐH Điện lực
- ĐH Giao thông Vận tải ( Hà Nội )
- ĐH Công nghệ Đông Á
- ĐH Công nghiệp Hà Nội
4. Học ngành kỹ thuật nhiệt ra trường làm gì, bạn đã tìm hiểu?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật nhiệt có thể làm việc ở rất nhiều nơi ví dụ như nhà máy sản xuất giấy, nhà máy thực phẩm, đông lạnh, nhà máy đường,... hoặc làm ở các công ty tư nhân cơ điện lạnh, ở văn phòng, nhà hàng, khách sạn,... Ngoài các công việc này ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm một vài công việc khác như:
- Kỹ sư vận hành các nhà máy.
- Giảng viên giảng dạy kỹ thuật nhiệt tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.
- Kỹ sư thiết kế tại các nhà máy nhiệt điện, dầu khí, hóa chất,...
- Trở thành nhà nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu...
5. Ngành kỹ thuật nhiệt ra trường có mức lương bao nhiêu?
Mức lương trung bình mà bạn có thể nhận được sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật nhiệt vào khoảng 7 – 9 triệu. Tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm công việc mà bạn làm, mức lương có thể tăng lên theo thời gian. Mỗi nhân viên làm việc trong ngành Kỹ thuật nhiệt sẽ có mức thu nhập khác nhau.
Với những thông tin tổng quát về ngành kỹ thuật nhiệt trên, mong rằng các bạn sẽ có được sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực của mình.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất