Học ngành Lưu trữ học ra trường làm gì?
Ngành Lưu trữ học không phải là ngành học mới nhưng hằng năm, số lượng đăng ký vào ngành này tại các trường Đại học, Cao đẳng luôn vô cùng cao. Đi cùng với sự phát triển của xã hội, ngành Lưu trữ học cần có nguồn nhân lực nhiều hơn bao giờ hết. Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể dễ dàng xin việc ở bất cứ đâu. Vậy bạn đã biết học ngành Lưu trữ học ra trường làm gì chưa?
1. Ngành Lưu trữ học là ngành gì, bạn có rõ?
Ngành Lưu trữ học là ngành mang đến cho các bạn những kiến thức lý luận và thực tiễn đi kèm song song với nhau về các lĩnh vực như văn thư, lưu trữ hay quản trị văn phòng, quản lý hồ sơ,... Ngoài ra, ngành Lưu trữ học cũng được học thêm về các lĩnh vực kế toán, tin học văn phòng, các kỹ năng mềm như giao tiếp, tham mưu, thuyết trình, tổ chức sự kiện... giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện các công việc một cách dễ dàng.
Hiện nay, các sinh viên đều cần trang bị cho mình thêm những kiến thức như một hành trang để làm việc sau này. Kiến thức không chỉ có trong sách vở mà nó còn ở thực tế, sự yêu cầu về mặt nhân lực cũng như trình độ của người lao động ngày càng tăng lên, nếu như không thực sự đạt đủ yêu cầu đó thì các bạn trẻ sẽ khó tồn tại được trong nghề này.
Mặc dù mỗi trường học đều có chương trình dạy riêng nhưng trường nào cũng đều phải học các môn lý luận trước sau đó mới đến chuyên ngành. Chỉ khi có kiến thức nền, các bạn sinh viên mới có thể hoàn thành xuất sắc được ngành học của mình với đầy đủ hiểu biết từ cơ bản đến nâng cao.
2. Các yếu tố cần thiết để học tốt ngành Lưu trữ học
Thứ nhất, bạn cần trau dồi cho mình các kỹ năng về quản lý, công việc nhân sự trong văn phòng.
Thứ hai, bạn cần trang bị cho bản thân những kỹ năng về quản lý thông tin và điều phối các thông tin ở trong bộ phận đó.
Thứ ba, bạn cần có kỹ năng làm việc tốt, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt.
Thứ tư, bạn cần phải có các kỹ năng về tin học văn phòng, biết cách sắp xếp công việc một cách logic, hợp lý.
3. Các khối thi và điểm chuẩn của ngành Lưu trữ học
3.1. Các khối thi tổ hợp ngành Lưu trữ học
Bạn có thể chọn cho mình một khối thi phù hợp trong số các khối thi dưới đây. Tuy nhiên, mỗi trường Đại học, Cao đẳng sẽ xét tuyển theo phương thức cũng như các tổ hợp khác nhau.
- C00: Văn, Lịch Sử, Địa Lý
- C03: Toán, Văn, Lịch Sử
- C19: Văn, Lịch Sử, GDCD
- D01: Toán, Văn, tiếng Anh
- D02: Toán. Văn, tiếng Nga
- D03: Toán, Văn, tiếng Pháp
- D04: Toán, Văn, tiếng Trung
- D05: Toán, Văn, tiếng Đức
- D06: Toán, Văn, tiếng Nhật
- D78: Văn, tiếng Anh, KHXH
- D80: Văn, tiếng Nga, KHXH
- D82: Văn, tiếng Pháp, KHXH
- D83: Văn, tiếng Trung, KHXH
3.2. Các đơn vị đào tạo về ngành Lưu trữ học
Khi theo học và quyết định ngôi trường mà bạn định gắn bó thì bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về ngôi trường đó. Hiện tại, đây là hai trường Đại học đào tạo ngành Lưu trữ học tốt nhất dành cho bạn:
- Trường Đại học Nội vụ HN
- Trường Đại học Khoa học XH và NV (xã hội và nhân văn) – trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đây là hai trường Đại học ở phía Bắc mà bạn có thể tham khảo, còn nếu như bạn muốn học ở phía Nam, bạn cũng có thể chọn lựa Cơ sở của ĐH Nội vụ ở Hồ Chí Minh. Hãy tìm hiểu thật kỹ về ngôi trường mà bạn định học nhé!
3.3. Điểm chuẩn của ngành Lưu trữ học
Thứ nhất, điểm chuẩn của trường Đại học Nội vụ với khối D01 và D15 là 15 điểm. Còn khối C00 là 17 điểm, C20 là 18 điểm. Còn tại cơ sở ở trong TP.HCM, điểm chung cho các khối đầu vào C00, C03, C19, D14.
Thứ hai, điểm chuẩn của trường ĐH Khoa học XH và NV cho ngành Lưu trữ học là 20.5 điểm với các khối C00, D01, D14.
4. Học ngành Lưu trữ học ra làm gì?
Chỉ cần một tấm bằng của ngành Lưu trữ học, sau khi ra trường, bạn sẽ không phải lo tới vấn đề thất nghiệp. Đây là một vài công việc bạn có thể tham khảo cho mình.
- Làm việc ở văn phòng quản lý các cấp nhà nước hiện tại hoặc các tổ chức xã hội, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau ở thị trường.
- Làm việc ở các tổ chức xã hội, cơ hội để làm tại các công ty và doanh nghiệp.
- Làm việc với các công việc vị trí là quản lý nhân sự, điều hành các nhân viên trong công ty, lên kế hoạch tổ chức các hoạt động teambuilding cho toàn bộ các thành viên.
- Làm việc tại các cơ quan nhà nước, văn phòng, chi nhánh trên địa bàn các tỉnh thành.
- Làm giảng viên Đại học hoặc các trường Cao đẳng có đào tạo về ngành lưu trữ.
Ngoài các công việc này ra, bạn cũng có thể làm thêm các công việc khác liên quan tới ngành Lưu trữ học. Đây chỉ là một vài công việc nổi trội nhất của ngành nghề này mà tôi muốn gửi tới các bạn.
5. Mức lương của ngành Lưu trữ học là bao nhiêu?
Ngoài công việc đa dạng, môi trường làm việc thoải mái, thì mức lương của người học ngành Lưu trữ học cũng khá được quan tâm. Mức thu nhập trung bình mà một sinh viên tốt nghiệp lưu trữ học có thể nhận được là 5 – 7 triệu/ tháng, dần dần khi bạn đã có kỹ năng, kinh nghiệm làm việc lâu dài thì mức lương nhận việc có thể là 8 – 10 triệu/tháng. Mặc dù là cơ hội thăng tiến không phải nhiều nhưng công việc thì luôn ổn định.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản và đầy đủ nhất về ngành Lưu trữ học. Hy vọng rằng các bạn sẽ có thể lựa chọn ngành học phù hợp nhất với bản thân mình.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất