Ngành môi trường ra làm gì?
Mỗi kì tuyển sinh đến lại là một quá trình lựa chọn ngành học đầy thử thách cho các bạn sinh viên. Việc lựa chọn đúng ngành nghề và đảm bảo có cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp là mong muốn của các bạn trẻ. Ngành môi trường ngày nay cũng là một trong số những ngành học hấp dẫn, có tính ứng dụng thực tế cao. Các trường mở ra đào tạo ngành môi trường này một bài bản và chuyên nghiệp. Vậy học ngành Môi trường cụ thể ra làm gì?
1. Ngành môi trường là gì?
Trong thời điểm tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa có nhiều biến động, sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường trở thành nhiều vấn đề nan giải cần được giải quyết. Ngành môi trường ra đời đào tạo sinh viên trở thành những chuyên gia giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực môi trường.
Ngành môi trường đem lại cho người học những kiến thức cơ bản về hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, năng lượng, đất, nước, không khí…) quản lý môi trường (ô nhiễm, quy hoạch môi trường, tác động môi trường, xử lý chất thải, luật và chính sách bảo vệ môi trường…)
Ngành môi trường hiện nay mở ra nhiều cơ hội việc làm thu hút người học. Sau khi tốt nghiệp ngành Môi trường bạn có thể trở thành những kỹ sư, cán bộ, chuyên viên quản lý môi trường, nghiên cứu tại các cơ quan, đơn vị liên quan.
2. Chương trình đào tạo ngành Môi trường
Ngành môi trường đào tạo kiến thức kết hợp với kỹ năng cần thiết với chương trình đào tạo bài bản, chuyến sâu. Mỗi trường sẽ có khung đào tạo khác nhau nhưng không đáng kể.
- Khối kiến thức chung
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lenin phần 1, phần 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của ĐCSVN
- Khối kiến thức khoa học tự nhiên
Tin học đại cương
Sinh học đại cương
Đại số tuyến tính và hình học giải tích
Phép tính vi tính phân hàm một biến
Xác suất thống kê
Thực hành hóa học phân tích
Hóa học phân tích
Vật lý đại cương 1,2
Thực hành Vật lý đại cương
Hóa học đại cương
- Khối kiến thức khoa học xã hội và nhân văn
Logic học
Pháp luật Việt Nam đại cương
Xã hội học đại cương
- Khối kiến thức giáo dục bắt buộc và tự chọn
Cơ sở địa lý tự nhiên
Địa chất đại cương
Địa mạo đại cương
Bản đồ đại cương
Cơ sở khoa học môi trường
Khí tượng – khí hậu đại cương
Thủy văn đại cương
Cơ sở thổ nhưỡng và địa lý thổ nhưỡng
Hệ thống thông tin địa lý
Quan trắc môi trường
Phân tích môi trường
Thực tập phân tích môi trường
Cơ sở cảnh quan và phân vùng cảnh quan
Đánh giá tổng hợp tài nguyên
Tài nguyên, môi trường Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên
Dân số học và phát triển
Luật và chính sách môi trường
Anh văn chuyên ngành
Cơ sở viễn thám
Thiết kế và biên tập bản đồ tài nguyên & môi trường
Phương pháp nghiên cứu tài nguyên môi trường
- Khối kiến thức ngành
Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Kinh tế môi trường
Đánh giá tác động môi trường
Quy hoạch bảo vệ môi trường
GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên – môi trường
Niên luận
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Quản lý và bảo vệ nguồn nước
Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất
Quản lý tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
Kiểm soát và xử lý khí thải
Quản lý tài nguyên và môi trường du lịch
Quản lý tài nguyên khoáng sản và năng lượng
Quy hoạch sử dụng đất
Quản lý tổng hợp lưu vực sông
Mô hình hóa quản lý tài nguyên và môi trường
Phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực
Quản lý môi trường đô thị và các khu CN
Quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn
Quản lý tổng hợp đới bờ
- Thực tập tốt nghiệp và tham quan
3. Cần những kỹ năng gì khi học ngành Môi trường
Để học tốt ngành học mình lựa chọn, sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng tốt để quá trình tiếp thu kiến thức được hiệu quả hơn.
Ban đầu, phải là người có niềm đam mê, yêu thích công việc mình lựa chọn. Từ đó sẽ tạo động lực cho người học có sự say mê nghiên cứu, học tập.
Biết lên kế hoạch giải quyết công việc, nhanh nhẹn xử lý tình huống xảy ra.
Am hiểu về môi trường, các hiện tượng tự nhiên, kỹ năng ngoại ngữ tốt, nắm bắt các xu thế, có tính cập nhật tình hình nhanh.
Trung thực, nhiệt huyết và có trách nhiệm với công việc được giao. Có tính sáng tạo trong các kế hoạch, dự án.
Có sức khỏe ổn định, chủ động trong mọi hoàn cảnh.
Có ý thức xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, hiệu quả.
4. Các trường đào tạo ngành Môi trường
- Đại học Tài nguyên và Môi trườngHà Nội
- Đại học Kinh tế Quốc dân HN
- Đại học Kinh doanh và Công nghệHà Nội
- Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai
- Đại học Hạ Long
- Đại học Nông lâm Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang
- Đại học Nông lâm thuộc ĐH Thái Nguyên
- Đại học Duy Tân
- Đại học Nông lâm TP. HCM – cơ sở tại Gia Lai
- Đại học Khoa học thuộc Đại học Huế
- Đại học Bách Khoa thuộc ĐH Đà Nẵng
- Đại học Sư phạm thuộc ĐH Đà Nẵng
- Đại học Vinh
- Đại học Quảng Bình
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Hoa Sen
- Đại học CN Thực phẩm Thành phố HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố HCM
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Cần Thơ
- Đại học An Giang
- Đại học Tây Đô
- Đại học Nguyễn Tất Thành – TP.HCM
5. Tổ hợp môn xét tuyển ngành Môi trường
Mã ngành: 7850101
- A00 bao gồm 3 môn Toán, Vật lý, Hóa học
- B00 bao gồm 3 môn Toán, Hóa học, Sinh học
- C01 bao gồm 3 môn Ngữ văn, Toán, Vật lí
- C02 bao gồm 3 môn Ngữ văn, Toán, Hóa học
- D07 bao gồm 3 môn Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- D08 bao gồm 3 môn Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- A01 bao gồm 3 môn Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
- D12 bao gồm 3 môn Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh
- D90 bao gồm 3 môn Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
- D01 bao gồm 3 môn Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
- C14 bao gồm 3 môn Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
- D14 bao gồm 3 môn Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- D15 bao gồm 3 môn Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
- D84 bao gồm 3 môn Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
6. Ngành môi trường ra làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Môi trường, sinh viên có thể làm:
Kỹ sư công nghệ, kỹ sư kỹ thuật, kỹ sư khoa học, kỹ sư quản lý tài nguyên tại các cơ quan quản lý của Nhà nước về lĩnh vực môi trường từ trung ương đến địa phương như Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…
Trở thành chuyên viên tại các Viện, trung tâm nghiên cứu có trang thiết bị hiện đại, các đơn vị tư vấn xây dựng và dịch vụ môi trường trong và ngoài nước; các cơ quan kiểm định, đánh giá môi trường và các dự án đầu tư phát triển; trung tâm tư vấn xây dựng và dịch vụ môi trường; các doanh nghiệp, các nhà máy, các khu chế xuất, khu CN…
Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành.
Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai các đề tài nghiên cứu vào trong thực tiễn thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường… tại các Viện, Trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học.
Làm việc tại các tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các đơn vị tư vấn hoạt động trong lĩnh vực khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
7. Mức thu nhập với ngành Môi trường
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm mức thu nhập là 7 triệu VNĐ/tháng. Mức lương có thể cao hơn đối với những người lao động nhiều kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao.
Như vậy, ngành Môi trường đang trở thành ngành học hấp dẫn các bạn trẻ đặc biệt những bạn yêu môi trường, thích tham gia các công việc cộng đồng vì môi trường, có niềm đam mê ấp ủ, thích tìm tòi khám phá. Ngành môi trường sẽ là ngành học triển vọng trong tương lai không xa và hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng và chắc chắn!
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất