Thông Tin Chi Tiết Về Ngành Nhân Văn Học

Ngành Nhân văn

Ngành Nhân văn là ngành học thú vị với lượng kiến thức bổ ích phục vụ cho đời sống, xã hội của con người.Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về ngành học này.
Ngành Nhân văn là ngành học thú vị với lượng kiến thức bổ ích phục vụ cho đời sống, xã hội của con người.Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về ngành học này.

Tổng quan về Ngành Nhân Văn

Ngành Nhân Văn là ngành học lấy con người làm đối tượng nghiên cứu trên mọi mặt về văn hóa, xã hội, lịch sử,...Ngành học sẽ cho chúng ta một cái nhìn thấu đấu, toàn diện về con người trong từng giai đoạn lịch sử thời đại.

Kiến thức học của Ngành Nhân văn

Ngành Nhân văn có khối lượng kiến thức khá rộng trên nhiều bình diện nghiên cứu về con người. Sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ sở đại cương và kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về ngành. Chương trình đào tạo bao gồm các môn học bắt buộc như: Ngôn ngữ học, Triết học Mác-Lê Nin, Kinh tế-chính trị, Cơ sở văn hóa, Văn hóa Việt Nam, Hán văn cơ bản, Chữ Nôm ,Địa lý học đại cương, Tôn giáo học đại cương, Lịch sử văn minh thế giới, Tiến trình lịch sử Việt Nam, Xã hội học đại cương, Tâm lý học đại cương, Pháp luật đại cương, Nhân học đại cương, Thực hành văn bản tiếng Việt, Văn học Việt Nam,… Mỗi môn học đều thể hiện một góc cạnh khác nhau của con người tạo nên kiến thức tổng quát về loài người trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Nhờ đó, người học hiểu được sự hình thành, vận động, tiến trình phát triển của con người từ lúc sơ khai; nắm được kiến thức về lịch sử văn minh của Việt Nam và thế giới qua từng thời kì; nắm được bản chất, tâm lý, nhu cầu của con người ở trong mỗi trường hợp khác nhau, nắm vững khung pháp lí luật pháp của nhà nước, tư tưởng, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước; cơ cấu xã hội và những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống đời thường; kiến thức về văn học, văn hóa, chữ viết của loài người từ thời nguyên thủy cho đến thời đại hiện nay; kiến thức dân tộc, tôn giáo, đặc trưng vùng miền, vấn đề chính trị; kiến thức về truyền thông, du lịch,… Ngoài ra, khi được tiếp xúc với ngành Nhân văn, sinh viên sẽ được đào tạo những kỹ năng mềm phục vụ cho đời sống như kỹ năng sư phạm, thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, các kỹ năng về khả năng viết lách, kỹ năng đnáh giá nhìn nhận con người thông qua cử chỉ, lời nói, kỹ năng nắm bắt tâm lý đối phương,… Hơn thế, người học còn tích lũy được thêm các kỹ năng sống  góp phần hình thành nên nhân cách, phẩm chất tốt, lối sống tích cực, hiện đại.

Danh sách trường đào tạo Ngành Nhân văn

Ở ngành Nhân văn chỉ tuyển khối Dkhối C và mức điểm cho ngành học này không quá cao.Các trường trải dài từ Bắc chí Nam đều có chỉ tiêu tuyển sinh ở ngành học này. Chúng tôi xin liệt kê một vài gợi ý về các tên trường đại học, học viện đào tạo Ngành Nhân văn (chủ yếu ở các thành phố lớn trên cả nước) nhằm hỗ trợ các sĩ tử dễ dàng lựa chọn và tìm hiểu thông tin về ngôi trường đó: Học viện Báo chí và tuyên truyền Trường Khoa học xã hội và nhân văn-Đại học Quốc gia Hà nội Trường Đại học Luật Hà Nội Trường Đại học Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Trường Đại học Đông Đô Học viện Quản lý giáo dục Trường Đại học Nha Trang Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh Trường Đại học Sài Gòn Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh Trường Đại học Văn Hiến

Ngành nhân văn ra trường làm gì?

Nhiều người suy nghĩ học khối ngành xã hội có ít cơ hội việc làm hơn khối ngành tự nhiên.Điều đó là không đúng, cơ hội việc làm cho hai khối ngành này là như nhau. Đặc biệt, Ngành Nhân văn là một khối ngành xã hội có đa dạng môi trường làm việc và tính chất công việc phong phú: Với hệ thống các kiến thức đã thu được, Cử nhân ngành Nhân học có thể đảm nhận được các công việc tại các ban ngành chuyên trách về các vấn đề tôn giáo, dân tộc, văn hóa-xã hội, các viện, trung tâm nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ liên quan đến các vấn đề đời sống-xã hội của con người; bộ phận liên quan đến quan hệ xã hội, đối nội, đối ngoại; hoặc đảm nhận công việc giảng dạy tại các trường đài học,cao đẳng, trung học phổ thông; hoặc tham gia với tư cách là người tư vấn hoặc đánh giá các dự án phát triển cộng đồng, xã hội, người phân tích, nghiên cứu các chính sách phát triển cộng đồng, nhà quản lý nhân sự trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, nhà truyền thông, tuyên truyền văn hóa, giáo dục cho đồng bào miền cao. Hay trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý,  nhàdiễn giả, nhà nhân văn, nhà sử học, nhà khảo cổ học, nhà địa lý,… Con người là “vũ trụ bao la kì bí” vì vậy khám phá hết được con người thì đó là cả một quá trình nghiên cứu lâu, dài và tốn nhiều thời gian, công sức. Nếu bạn là một người ham khám phá, say mê tìm tòi, chăm chỉ, kiên trì và có một tâm hồn nhạy cảm thì chắc chắn ngành học Nhân văn sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.