Ngành nông nghiệp học xong ra làm gì?
Tìm hiểu ngành nông nghiệp các vấn đề về ngành nông nghiệp, ngành này được đào tạo như thế nào ở việt nam, ngành này ra trường làm gì và ngành này học những gì?
Như các bạn đã biết, ngành nông nghiệp là một ngành kinh tế trọng điểm không thể thiếu ở bất kỳ một nước nào. Thực tế cho thấy một nước nếu đảm bảo được an ninh lương thực thì sẽ có thể ổn định chính trị và phát triển bền vững kinh tế.
1. Tổng quan ngành nông nghiệp
Ngành kinh tế chủ đạo của nước ta vẫn là nông nghiệp. Đây là ngành sản xuất vật chất cơ bản cho xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt cây cối và chăn nuôi gia súc gia cầm. Ngoài ra còn khai thác cây trồng vật nuôi làm tư liệu sản xuất tạo ra lương thực thực phẩm phục vụ nhu cầu cho con người cả cho công nghiệp.
Trong nông nghiệp chia thành 2 loại chính đó là: nông nghiệp thuần nông và nông nghiệp chuyên sâu.
- Nông nghiệp thuần nông: hay còn gọi là nông nghiệp sinh nhai, là ngành có đầu vào hạn chế đầu ra chỉ phục vụ chính trong gia đình người nông dân và không có sự can thiệp của cơ giới hóa
- Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực nông nghiệp được can thiệp bởi máy móc trong tất cả các khâu sản xuất. Là ngành có đầu vào lớn và mức độ cơ giới cao, sản phẩm được phục vụ vào mục đích kinh tế thương mại sinh lợi nhuận.
Nông nghiệp không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà nó là một hệ thống sinh học – kỹ thuật. Là nền tảng cho sự phát triển của một số các ngành khác như là: công nghiệp và dịch vụ. Nó giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước.
2. Những điều cần quan tâm khi theo đuổi ngành nông nghiệp
Nông nghiệp không phải là một ngành quá nhàm chán, chỉ là ngành thiên về hướng môi trường, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản sử dụng nguồn vật chất tự nhiên. Nếu như bạn có lựa chọn ngành nghề này thì cũng không cần quá lo lắng vì ngành ngày càng được xã hội trọng dụng và đầu tư phát triển.
Thế thì học ngành Nông Nghiệp này thì thi theo khối thi nào chắc hẳn sẽ là câu hỏi đầu tiên mà các bạn đặt ra khi theo đuổi ngành này. Hiện nay thì ngành Nông nghiệp đang xét tuyển theo những khối thi như sau:
- Khối A00: Toán, Lý, Hóa.
- Khối A01: Toán, Lý, Anh.
- Khối B00: Toán, Hóa, Sinh.
Để thành công với công việc thì chắc chắn phải có những tố chất cần có mà ngành yêu cầu:
- Có niềm yêu thích với ngành nông nghiệp.
- Là người yêu thích thiên nhiên, môi trường.
- Học tốt các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý.
- Có khả năng phán đoán và tổ chức công việc tốt.
- Thích các hoạt động ngoài trời.
- Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên.
- Có khả năng chịu được áp lực công việc và sức khỏe tốt.
3. Top trường đào tạo tốt ngành nông nghiệp
Việc lựa chọn ngành nghề và trường học sau khi tốt nghiệp cấp 3 là một bước rẽ vô cùng quan trọng, là bước khởi đầu cho tương lai. Vậy khi các bạn đã chọn theo đuổi ngành nông nghiệp thì cũng đừng nên quên việc cân nhắc trường học cho ngành này. Dưới đây là một số trường đào tạo khá tốt ngành nông nghiệp:
- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Trường được thành lập vào năm 1956 và đây là một trong 3 trường đại học được thành lập đầu tiên tại Việt Nam ta Với nguyên lí “lấy người học làm trung tâm” học viện luôn chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ cao, nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết với nghề. Cùng với đó là cơ sở vật chất khang trang với các loại phòng thí nghiệm đạt chuẩn đáp ứng tốt nhu cầu học tập và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Chương trình đào tạo dựa trên cách tiếp cận mới của Châu Âu nhằm đào tạo cho sinh viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc của một người chuyên nghiệp. Khi theo học ở đây sinh viên sẽ được trang bị kiến thức tổng quát và chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, cơ giới hóa, chế biến nông sản và kinh doanh sản phẩm. Ngoài ra sinh viên có có thể khám phá thêm về một số loại dịch bệnh hại cho cây, thủy sản. Không nhưng thế học viện còn tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên có thể học tập và làm việc thực tế.
Địa chỉ: Thị Trấn Trâu Quỳ - Huyện Gia Lâm – Thành Phố Hà Nội.
- Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Trường được thành lập vào năm 1969, là một cơ sở đào tạo và chuyển giao khoa học – công nghệ hàng đầu nước ta về lĩnh vực nông – lâm – nghiệp. Trong suốt 50 năm phát triển, thì nhà trường đã đào tạo được đội ngũ giảng viên chất lượng và tâm huyết với nghề, cùng với cơ sở vật chất khang trang đầy đủ, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu của sinh viên và giảng viên. Chương trình đào tạo của trường được xây dựng theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng. Sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cơ sở ngành trong lĩnh vực nông nghiệp. Khi tốt nghiệp sinh viên sẽ có đầy đủ kiến thức và có thể vận dụng kiến thức đó để làm việc thực tế.
Địa chỉ: cầu Mỏ Bạch, Thành Phố Thái Nguyên, Thái Nguyên.
- Đại học Vinh
Đây là trường trọng điểm quốc gia, được thành lập năm 1959, trải qua 60 năm xây dựng và phát triển nhà trường đã đào tạo và cung cấp cho khu vực miền Bắc rất nhiều cử nhân và kỹ sư. Luôn chú trọng đào tạo đội ngũ giảng viên có chất lượng và mẫu mực. Cùng với cơ sở vật chất khang trang thì nhà trường đã thực hiện được phương trâm “Nuôi dưỡng say mê khích lệ sáng tạo tôn trọng khác biệt thúc đẩy hợp tác”. Khi theo học tại đây sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành. Bên cạnh đó, sinh viên được tạo điều kiện đi làm việc thực tế tại các cơ sở, doanh nghiệp mà nhà trường hợp tác nhằm giúp cho sinh viên nhanh chóng làm quen với môi trường ngoài xã hội sau khi ra trường.
Địa chỉ: số 182, đường Lê Duẩn, Thành Phố Vinh thuộc Tỉnh Nghệ An.
4. Học ngành Nông nghiệp xong ra làm gì?
Tại Việt Nam, mặc dù Nông Nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính với khoảng 70% dân số làm Nông Nghiệp nhưng chúng ta vẫn thiếu những kỹ sư nông nghiệp có khả năng dẫn dắt và thúc đẩy ngành nông nghiệp nước nhà phát triển. Cũng chính vì như vậy mà gần như 100% sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này ra trường đều có việc làm ổn định với mức lương khá là ổn. Không chỉ ở trong nước mà thị trường nước ngoài cũng đang thiếu nguồn nhân lực ngành nông nghiệp có chuyên môn cao và họ sẵn sàng tiếp nhận kỹ sư Việt Nam với mức thu nhập trong khoảng 40 - 45 triệu đồng 1 tháng tại Nhật, 30 - 34 triệu đồng 1 tháng tại các nước như: Quatar, UAE,…
Một sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có đầy đủ kiến thức và chuyên môn ngành nông nghiệp thì có thể đảm nhận được các vị trí công việc như sau:
- Làm chủ trang trại, doanh nghiệp về dịch vụ giống cây trồng và vật nuôi.
- Có thể làm giảng viêm, nghiên cứu viên tại các trường học viện, đại học, cao đẳng, trung cấp hay viện và trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm.
- Làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh – dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp trên cả nước, các công ty về giống cây trồng, công ty chuyên về khoa học đời sống, phân bón, trạng trại hay hợp tác xã nông nghiệp.
- Làm việc tại các cơ quan quản lí nhà nước về nông nghiệp như: Bộ/Sở/Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ/Sở/Phòng khoa học và côn nghệ, ….
- Các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh - dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp trên cả nước và đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tạm Kết: Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về ngành Nông nghiệp, ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam ta. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này các bạn có thể giải đáp hết những thắc mắc “ngành nông nghiệp là gì”, “học ở đâu”, “ra trường làm gì” để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp với bản thân mình nhất.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất