Ngành Quan hệ quốc tế
Ngành quan hệ quốc tế là ngành đặc biệt gắn liền với nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Để có thêm thông tin về ngành này mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Ngành quan hệ quốc tế là ngành đặc biệt gắn liền với nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Để có thêm thông tin về ngành này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Tổng quan về ngành quan hệ quốc tế với tình hình kinh tế xã hội hiện nay
Ngành quan hệ quốc tế là ngành thuộc về lĩnh vực chính trị, nghiên cứu các vấn đề vượt qua biên giới quốc gia, thông qua các tổ chức quốc tế, sự giao thương giữa các nước, bao gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các công ty đa quốc gia. Bên cạnh chính trị học, quan hệ quốc tế còn quan tâm đến những lĩnh vực khác nhau như: Kinh tế, lịch sử, luật, triết học, địa lý, xã hội học… Đây là ngành liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa và những tác động đến chủ quyền của các quốc gia, phát triển kinh tế, an ninh nhân loại, nhân quyền…Cơ hội việc làm của ngành quan hệ quốc tế
Với thời kỳ hội nhập hiện nay thì ngành quan hệ quốc tế là ngành hiện rất có tiềm năng phát triển và là ngành đặc biệt được chính phủ các nước quan tâm đến. Sự hoạt động mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia và các tổ chức phi chính phủ làm cho quá trình luân chuyển hàng hóa trên thế giới diễn ra một nhanh chóng, quy mô và tốc độ lớn làm cho các nền kinh tế dù lớn hay nhỏ đều phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Điều này mở ra cơ hội lớn cho quá trình hội nhập và tăng trưởng kinh tế của việt Nam Việt Nam hiện nay ngoại giao với 180/193 nướctrong tổ chức Liên Hợp Quốc, có liên kết về mặt kinh tế với 230 quốc gia và các vùng khắp thế giới. Theo Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết: “Hiện chúng ta có gần 100 cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài. Có thể nói các cơ quan đại diện ngoại giao đang hoạt động rất tích cực triển khai các chương trình, các kế hoạch tăng cường ngoại giao kinh tế”. Điều này càng cho thấy tiềm năng phát triển và mối quan tâm đặc biệt của ngành học này đối với chính phủ hiện nay. Mục tiêu đào tạo- Cử nhân ngành quan hệ quốc tế đào tạo những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm
- Sử dụng tốt ngoại ngữ chuyên ngành Quan hệ quốc tế, tư duy lôgic - phản biện và tin học văn phòng để phục vụ công tác đối ngoại;
- Phát hiện, tổng hợp, phân tích và giải quyết vấn đề, sự kiện, hiện tượng quốc tế;
- Thực hành hiệu quả các kỹ năng cơ bản của công tác đối ngoại như lễ tân, tổ chức sự kiện đối ngoại, tổ chức đón đoàn đối ngoại, giao tiếp đối ngoại, viết báo cáo, đàm phán…
- kỹ năng chuyên môn để xử lý công tác đối ngoại có quy mô từ quốc tế, quốc gia đến địa phương.
- Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức đọc và xử lý được các văn kiện và tài liệu chuyên môn về quan hệ quốc tế; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống giao tiếp đối ngoại; có thể bước đầu viết báo cáo, bài trình bày có nội dung liên quan đến công tác đối ngoại.
Học chuyên ngành quan hệ quốc tế có thể làm ở những vị trí nào?
Với kiến thức liên ngành được trang bị trong quá trình học tập, khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm rất đa dạng như:- Công tác truyền thông đối ngoại trên các vị trí biên tập bản tin, chương trình, làm phóng sự, dẫn chương trình... trong ngành truyền thông.
- Công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu quốc tế của Việt Nam và nước ngoài;
- Công việc đối ngoại của các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, các Bộ, các ngành;
- Công tác đối ngoại, điều phối dự án… tại các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam;
- Làm việc tại các tổ chức công quyền, các đại sứ quán và tòa lãnh sự cho đến các tổ chức quốc tế (Liên Hợp Quốc, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ…), các quỹ từ thiện và tổ chức viện trợ, các tổ chức phi chính phủ (NGOs).
Những trường nào đào tạo ngành quan hệ quốc tế?
STT | Tên học phần | Số tín chỉ | Ngôn ngữ giảng dạy | ghi chú |
Khối kiến thức giáo dục đại cương | 14 | không tính học phần giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất | ||
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin | 5 | Tiếng Việt | |
2 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 | Tiếng Việt | |
3 | Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam | 3 | Tiếng Việt | |
4 | Pháp luật đại cương | 2 | Tiếng Việt | |
5 | Tin học | 2 | Tiếng Việt | |
6 | Giáo dục quốc phòng | 8 | Tiếng Việt | |
7 | Giáo dục thể chất | 3 | Tiếng Việt | |
Kiến thức cơ sở khối ngành | 4 | |||
1 | Lịch sử thế giới | 2 | Tiếng Việt | |
2 | Xã hội học đại cương | 2 | Tiếng Việt | |
Kiến thức cơ sở ngành | 20 | |||
1 | Chính trị học đại cương | 2 | Tiếng Việt | |
2 | Lịch sử ngoại giao Việt Nam | 2 | Tiếng Việt | |
3 | Lịch sử các học thuyết chính trị | 2 | Tiếng Việt | |
4 | Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế | 3 | Tiếng Việt | |
5 | Lịch sử quan hệ quốc tế Cận Hiện đại | 2 | Tiếng Việt | |
6 | Lịch sử quan hệ quốc tế Hiện đại | 2 | Tiếng Việt | |
7 | Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1945 đến 1975 | 2 | Tiếng Việt | |
8 | Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đến nay | 2 | Tiếng Việt | |
9 | Lý luận Quan hệ quốc tế | 3 | Tiếng Việt | |
Tiếng Anh | ||||
Kiến thức chuyên sâu của ngành | 22 | |||
1 | Chính sách của Việt Namvới một số đối tác chính sau Chiến tranh lạnh | 3 | Tiếng Việt | |
2 | Các vấn đề toàn cầu | 2 | Tiếng Việt | |
Tiếng Anh | ||||
3 | Quan hệ giữa các nước lớn sau Chiến tranh lạnh | 3 | Tiếng Việt | |
Tiếng Anh | ||||
4 | Chính trị quốc tế hiện đại | 2 | Tiếng Việt | |
Tự chọn: Sinh viên chọn 1 trong 2 nhóm kiến thức sau | 12 | |||
a. An ninh quốc tế | ||||
1 | Lý thuyết An ninh quốc tế | 2 | Tiếng Việt | |
2 | Xung đột quốc tế sau Chiến tranh lạnh | 3 | Tiếng Việt | |
3 | An ninh Châu Á- Thái Bình Dương | 3 | Tiếng Việt Tiếng Anh | |
4 | Cơ chế hợp tác an ninh đương đại | 2 | Tiếng Việt Tiếng Anh | |
5 | Chiến lược an ninh quốc phòng của Việt Nam | 2 | Tiếng Việt | |
b. Khu vực học | ||||
1 | Nghiên cứu Trung Quốc | 3 | Tiếng Việt | |
2 | Nghiên cứu Hoa Kỳ | 3 | Tiếng Việt | |
3 | Nghiên cứu ASEAN | 2 | Tiếng Việt | |
4 | Nghiên cứu EU | 2 | Tiếng Việt | |
5 | Nghiên cứu Nga | 2 | Tiếng Việt | |
Học phần kỹ năng | 12 | |||
1 | Kỹ thuật soạn thảo văn bản | 2 | Tiếng Việt | |
2 | Công tác ngoại giao | 3 | Tiếng Việt | |
3 | Đàm phán quốc tế | 2 | Tiếng Việt | |
Tiếng Anh | ||||
4 | Phân tích sự kiện quốc tế | 3 | Tiếng Việt | |
Tự chọn: Sinh viên chọn 1 trong 7 kỹ năng sau | 2 | |||
1 | Kỹ năng thuyết trình | 2 | Tiếng Anh | |
Tiếng Pháp | ||||
Tiếng Trung | ||||
2 | Kỹ năng làm PR | 2 | Tiếng Anh | |
3 | Kỹ năng tư duy phê phán | 2 | Tiếng Anh | |
4 | Kỹ năng quản lý và lãnh đạo | 2 | Tiếng Anh | |
5 | Kỹ năng chủ trì hội nghị | 2 | Tiếng Anh | |
6 | Kỹ năng tổ chức sự kiện | 2 | Tiếng Anh | |
7 | Kỹ năng viết báo cáo | 2 | Tiếng Anh | |
Kiến thức bổ trợ | 10 | |||
1 | Quan hệ Kinh tế quốc tế | 3 | Tiếng Việt | |
2 | Luật Hiến pháp Việt Nam và các nước | 2 | Tiếng Việt | |
3 | Công pháp quốc tế | 3 | Tiếng Việt | |
4 | Đại cương truyền thông quốc tế | 2 | Tiếng Việt | |
Kiến thức ngoại ngữ | 24 | |||
1 | Ngoại ngữ cơ sở 1 | 4 | Tiếng Anh/Pháp Trung | |
2 | Ngoại ngữ cơ sở 2 | 4 | Tiếng Anh/Pháp Trung | |
3 | Ngoại ngữ cơ sở 3 | 4 | Tiếng Anh/Pháp Trung | |
4 | Ngoại ngữ chuyên ngành 1 | 4 | Tiếng Anh/Pháp Trung | |
5 | Ngoại ngữ chuyên ngành 2 | 4 | Tiếng Anh/Pháp Trung | |
6 | Ngoại ngữ chuyên ngành 3 | 4 | Tiếng Anh/Pháp Trung | |
7 | Ngoại ngữ chuyên ngành 4 | 4 | Tiếng Anh/Pháp Trung | |
Xét và công nhận tốt nghiệp | 15 | |||
1 | Hướng nghiệp | 2 | Tiếng Việt | |
2 | Thực tập tốt nghiệp | 3 | Tiếng Việt | |
3 | Khoá luận tốt nghiệp hoặc thi Chính trị quốc tế hiện đại và Chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ Đổi mới (*) | 10 | Tiếng Việt | |
Ngoại ngữ | ||||
Tổng cộng | 135 |
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất