Ngành quản lý thông tin ra làm gì?
Thông tin luôn là một yếu tố được chú trọng về tính bảo mật và chính xác cao. Ngành quản lý thông tin giữ vai trò thiết yếu trong kỷ nguyên số bởi các cơ quan, doanh nghiệp ngày nay đều muốn quản lý thông tin một cách tốt và an toàn nhất. Vậy người học quản lý thông tin cần phải như nào và bài viết sẽ định hướng cho bạn cái nhìn tổng quan sau khi tốt nghiệp ngành quản lý thông tin sẽ ra làm gì?
1. Ngành quản lý thông tin là gì?
Ngành quản lý thông tin là ngành học chuyên đào tạo những kỹ sư quản lý thông tin có trình độ và năng lực trong quá trình quản lý và bảo mật thông tin.
Trong khi theo học ngành này, người học sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng như: lựa chọn, phát triển mạng lưới thông tin, cung cấp dịch vụ thông tin theo nhu cầu đặc thù, tư vấn xây dựng và quản trị các hệ thống thông tin cho các cơ quan, doanh nghiệp, thư viện…sinh viên sẽ được nghiên cứu phát triển nâng cao bản thân, sáng tạo trong quá trình học ngành quản lý thông tin.
Cơ hội việc làm của ngành quản lý thông tin cũng vô cùng hấp dẫn. Các nhà tuyển dụng rất chú trọng đầu ra và có nhiều chế độ đãi ngộ để thu hút người có năng lực. Bạn sẽ trở thành những chuyên gia thông tin tại các trung tâm thông tin, thư viện, chuyên gia quản trị website, chuyên gia phân tích và tổng hợp dữ liệu tại các cơ quan chính phủ, tập đoàn tư nhân…
2. Những kỹ năng cần có khi học ngành quản lý thông tin
Mỗi một ngành học đều có tính đặc trưng riêng biệt. Vì thế để có kết quả học tập hiệu quả, bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng cần có như:
Đam mê, yêu thích với ngành học và công việc mà mình chọn.
Có tinh thần nhiệt huyết, sáng tạo, chăm chỉ tiếp thu kiến thức và có tính tự học cao.
Có trách nhiệm trong việc hoàn thành chương trình học, có khả năng làm việc nhóm tốt.
Kỹ năng thuyết trình tự tin, bài bản.
Biết xây dựng kế hoạch và giải quyết các tình huống xảy ra.
Linh hoạt trong mọi vấn đề, nắm vững lập trường, quan điểm cá nhân và biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến người khác.
3. Ngành quản lý thông tin phải học những gì?
Ngành quản lý thông tin đào tạo kiến thức kết hợp với kỹ năng cần thiết với chương trình đào tạo bài bản, chuyến sâu. Mỗi trường sẽ có khung đào tạo khác nhau nhưng không đáng kể.
- Kiến thức chung:
Môn những nguyên lý cơ bản của CN MLN 1,2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của ĐCSVN
Tin học cơ sở 2
Tiếng Anh học thuật 1,2
Tiếng anh chuyên ngành 1,2
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng – an ninh
Pháp luật đại cương
Xã hội học đại cương
Tâm lý học đại cương
Kỹ năng bổ trợ
Đại cương về mạng máy tính
- Kiến thức chuyên ngành
Môn Toán cao cấp
Lý thuyết xác suất và thống kê
Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô
Nguyên lý quản trị
Tổ chức và quản trị kinh doanh
Tạo lập và quản lý web
Các phương pháp định lượng trong quản lý
Hệ thống TT trong tổ chức
Quản trị hoạt động
Tạo lập và quản lý web
Các hệ cơ sở dữ liệu
Quyền sở hữu trí tuệ
Đổi mới thông tin và kinh doanh
Môi trường pháp lý, đạo đức và xã hội trong kinh doanh
Khai phá dữ liệu & phân tích kinh doanh
Mobile & công nghệ diện rộng
Công nghệ dựa trên nền CNTT
Quản lý các hệ thống thông tin
Đại cương về phát triển các hệ thống hướng đối tượng
Mô hình hóa và thiết kế các hệ thống TT
Quản trị dự án
Các giải pháp kinh doanh cho doanh nghiệp
Các hệ thống thông tin doanh nghiệp
Các nguyên lý ATTT
Phân tích kinh doanh hỗ trợ ra quyết định
Thiết kế đa phương tiện và phát triển web
Thương mại điện tử
Lập kế hoạch và hạ tầng CNTT
Phát triển cơ sở dữ liệu nâng cao
Các quy trình và công nghệ ngân hàng bán lẻ
Các quy trình và công nghệ thanh toán điện tử
Thương mại mobile
Phương pháp luận nghiên cứu KH
Lãnh đạo và xây dựng đội ngũ
Lập trình Java
Khung kiến trúc Dotnet
Các hệ thống thông tin toàn cầu
Các hệ hỗ trợ ra quyết định
Quản trị ANTT
Kho dữ liệu và phân tích kinh doanh
Trí tuệ nhân tạo
Quản trị tài chính
Tài chính doanh nghiệp
Thị trường và các thể chế tài chính
Tài chính quốc tế
Đầu tư và quản lý danh mục đầu tư
Nguyên lý marketing
Quản trị marketing
Nghiên cứu marketing
Nghiên cứu marketing
Marketing dịch vụ
Các nguyên lý BĐS cơ bản
Quản trị BĐS
Các thị trường vốn BĐS
BĐS quốc tế
Đầu tư BĐS
Thực tập thực tế
4. Tổ hợp môn xét tuyển ngành quản lý thông tin
Mã ngành Quản lý thông tin : 7320205
A00 bao gồm 3 môn: Toán, Vật lý, Hóa học
C00 bao gồm 3 môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
D01 bao gồm 3 môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
D02 bao gồm 3 môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
D03 bao gồm 3 môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
D04 bao gồm 3 môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
D05 bao gồm 3 môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
D06 bao gồm 3 môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
D78 bao gồm 3 môn: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh
D79 bao gồm 3 môn: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Đức
D80 bao gồm 3 môn: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Nga
D81 bao gồm 3 môn: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Nhật
D82 bao gồm 3 môn: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Pháp
D83 bao gồm 3 môn: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Trung
5. Các trường đào tạo ngành Quản lý thông tin
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Học viện Ngân hàng
- Học viện Tài chính
- Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Tài chính - QTKD
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên
- Đại học Văn hóa
Khu vực miền Trung:
- Đại học Duy Tân
- Đại học Nha Trang
- Đại học Kinh tế thuộc Đại học Đà Nẵng
- Đại học Quảng Bình
- Đại học Kinh Tế - Đại học Huế
Khu vực miền Nam:
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Ngân hàng TP.HCM
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Tài chính - Marketing
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Hoa Sen
6. Học ngành Quản lý thông tin ra làm gì?
Ngành Quản lý thông tin đào tạo các chuyên gia thông tin lĩnh vực quản trị thông tin và quản trị tri thức có kiến thức, kỹ năng và thái độ. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý thông tin sẽ làm:
Chuyên viên phân tích hệ thống dữ liệu thực hiện phân tích dữ liệu máy tính, quản trị dữ liệu, kho dữ liệu tại các trung tâm nghiên cứu, thư viện, công ty, doanh nghiệp.
Chuyên viên quản lý các website thương mại điện tử, cổng thông tin, hệ thống thông tin.
Chuyên gia về tổ chức thông tin các báo mạng điện tử, tạp chí, mạng trực tuyến tại các tòa soạn, đài phát thanh truyền hình.
Cán bộ thông tin văn hóa tại các trung tâm, nhà văn hóa của cơ quan Nhà nước từ địa phương đến tỉnh, thành phố.
Giảng viên giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học chuyên ngành quản lý thông tin.
Thông tin là yếu tố chiếm lượng lớn trong xã hội công nghệ và cần phải được kiểm soát, quản lý và lan tỏa rộng rãi. Như vậy với những thông tin chia sẻ trên, sẽ giúp bạn định hướng về ngành Quản lý thông tin rõ ràng và tổng quan hơn.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất