Ngành Sư Phạm Sinh Học Với Những Nghiên Cứu Cho Y Học

Ngành Sư phạm sinh học

Đào tạo các sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm Sinh học sẽ có khả năng là giáo viên giảng dạy môn Sinh học ở các trường trung học phổ thông hoặc đại học, cao đẳng.

Chuyên ngành đào tạo: SƯ PHẠM SINH HỌC (Tên quốc tế: Biology Teacher Education)

Trình độ đào tạo: Trình độ Đại học      Thời gian đào tạo: Đào tạo trong 4 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo giáo viên có trình độ đại học, tham gia giảng dạy môn Sinh học tại các trường phổ thông trung học. Cụ thể sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm Sinh học sẽ có khả năng là giáo viên giảng dạy môn Sinh học ở các trường Trung học chuyên nghiệp, Trung học cơ sở hoặc tham gia nghiên cứu tại những trung tâm nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu các ngành Sinh học, Môi trường, Sinh thái học, cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan tới lĩnh vực Sinh học.

Mục tiêu cụ thể

Về phẩm chất đạo đức

Mang phẩm chất, đạo đưc chuẩn mực của 1 nhà giáo trong các trường thuộc Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: đã thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin cùng tư tưởng HCM, yêu CNXH, yêu nước, yêu nghề, yêu học sinh, có ý thức đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao và có tác phong chuẩn mực của 1 nhà giáo.

Về kiến thức

- Có đầy đủ khả năng chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo tham gia giảng dạy được môn Sinh học tại các trường trung học phổ thông. Nắm được những phương cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế giảng dạy, giáo dục thông qua con đường tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học. Có khả năng xây dựng lên các giả thuyết khoa học, soạn thảo đề cương để triển khai nghiên cứu, nghiên cứu, làm báo cáo khoa học, cũng như triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào trong thực tế.

- Có thể đáp ứng được những yêu cầu trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở bậc học phổ thông, có khả năng ứng dụng nền công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị tân tiến, hiện đại vào trong công tác giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục. Hơn nữa, nắm được những nhiệm vụ phát triển giáo dục với quy mô, chất lượng và hiệu quả… phục vụ trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ta. Có thể tiếp tục học tập lên Thạc sỹ và Tiến sỹ để nâng cao trình độ cũng như kỹ năng phục vụ sự nghiệp giáo dục.

- Năm bắt được những kiến thức trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, giáo dục một cách khoa học đã được đào tạo để tích hợp giáo dục môi trường, dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma túy cùng với những tệ nạn trong xã hội vào nội dung bài giảng dạy cho học sinh.

Về kỹ năng

Có kỹ năng thí nghiệm, thực hành và ứng dụng những thành tựu khoa học vào thực tiễn sản xuất, đời sống đồng thời truyền dạy cho học sinh những điều đó.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương
1 Triết học Mác – Lênin 10 Tin học
2 Kinh tế chính trị Mác – Lênin 11 Tâm lý học
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 12 Giáo dục học
4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 13 Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 14 Toán cao cấp E
6 Ngoại ngữ 15 Xác suất - Thống kê
7 Giáo dục Thể chất 16 Vật lý học đại cương
8 Giáo dục Quốc phòng 17 Hóa học đại cương và hóa học vô cơ
9 Phương pháp nghiên cứu khoa học 18 Hóa học hữu cơ
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
1 Sinh học phân tử 9 Giải phẫu học người
2 Sinh học tế bào 10 Sinh lý học người và động vật
3 Động vật học 1 11 Di truyền học
4 Động vật học 2 12 Vi sinh vật học
5 Thực vật học 1 13 Sinh thái học, Môi trường và Đa dạng Sinh học
6 Thực vật học 2 14 Tiến hóa
7 Hóa sinh học 15 Thực tập nghiên cứu thiên nhiên
8 Sinh lý học thực vật 16 Lý luận dạy học môn Sinh học
> Xem thêm: Ngành Sư phạm Hóa học > Xem thêm: Ngành Sinh học ứng dụng

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Sinh học phân tử

Chương trình môn học Sinh học phân tử sẽ nghiên cứu tới cấu trúc và chức năng của các đại phân tử, chủ yếu là protein với axit nucleic, những cấu trúc cùng bào quan của các tế bào ở mức độ phân tử; nghiên cứu về sinh học phân tử 1 số quá trình sống như tổng hợp hay phân giải các chất, phiên mã và dịch mã, hoạt động của phage, nhữn hiểu biết xoay quanh căn bệnh ung thư…, những quá trình cơ bản xảy ra ở mức độ phân tử liên quan tới protein hoặc axit nucleic; đề cập tới 1 số phản ứng invitro liên quan đến axit nucleic, để làm cơ sở cho những kỹ thuật di truyền được ứng dụng trong thực tiễn, những công nghệ vi sinh vật, công nghệ tế bào…

Sinh học tế bào

Môn học này sẽ trình bày về cấu tạo cùng với chức năng từng phần trong cấu trúc của tế bào sống, những quá trình sống cơ bản ở tế bào sống như: sự chuyển hóa vật chất cùng với năng lượng trong tế bào, sự sinh trưởng với sinh sản của tế bào; 1 số những ứng dụng cơ bản của công nghệ tế bào hiện đại trong chọn giống.

Động vật học 1

Học phần này sẽ trang bị những kiến thức cơ bản về các ngành, các lớp đại diện cho động vật không xương sống; sơ đồ cấu tạo của ngành, các đặc điểm trong hình thái cấu tạo, sinh sản, phát triển, phân loại cùng với vai trò của chúng đối với thiên nhiên cũng như con người; các phương pháp giải phẫu đối tượng dùng trong giảng dạy ở các trường thuộc hệ đại học và trung học.

Động vật học 2

Chương trình đào tạo môn học này gồm có những kiến thức trong cấu tạo hình thái giải phẫu, hoạt động sống, sinh thái, phân loại, nguồn gốc tiến hóa cùng ý nghĩa thực tiễn trong những lớp, ngành động vật có dây sống (ĐVDS); giải phẫu và so sánh các hệ cơ quan trong cơ thể (hệ cơ, bộ xương, hệ thần kinh, tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, bài tiết…); giới thiệu một cách khái quát về sự phân bố của các động vật trên trái đất.

Thực vật học 1

Học phần môn học này gồm có: Những đặc điểm cấu tạo chủ yếu của các tế bào thực vật. Hình dạng, cấu tạo và chức năng của từng loại tế bào (hoặc các loại mô) trong cơ thể thực vật; các đặc trưng cơ bản của hình dạng bên ngoài, cấu tạo ở bên trong những cơ quan sinh dưỡng ( như thân, rễ, lá), cơ quan sinh sản (như hạt, hoa, quả); quá trình sinh sản cùng với chu trình phát triển các hệ thực vật, từ Rêu đến thực vật có hoa; sự tiến hóa hình dạng, cấu tạo giải phẫu thực vật chưa có hạt cho tới thực vật có hạt, từ thực vật chưa có hoa cho tới thực vật có hoa; kỹ năng làm các tiêu bản hiển vi; kỹ năng quan sát, phân biệt mô tả các loại mô ở cơ thể thực vật.

Thực vật học 2

Chương trình học môn này cung cấp những kiến thức chung của giới thực vật; các căn cứ để phần chia các giới thực vật thành nhiều bậc đơn vị khác nhau: loài, họ, lớp, ngành và nhóm ngành; cũng như những đặc điểm minh chứng quan hệ họ hàng cùng chiều hướng tiến hóa của các nhóm, ngành thực vật.

Hóa sinh học  

Chương trình đào tạo môn học này gồm có các kiến thức cơ bản, cho tới hiện đại về cấu tạo hóa học, chức năng sinh học của những nhóm hợp chất cấu tạo nên tế bào và điều tiết các hoạt động sống (protein, gluxit, axit nucleic, lipit, enzim, vitamin, hormon), về cơ chế quá trình chuyển hóa vật chất cùng với năng lượng trong cơ thể sống.

> Xem thêm: Ngành Kỹ thuật Sinh học > Xem thêm: Ngành Sinh học ứng dụng

Sinh lý học thực vật   

Chương trình đào tạo môn Sinh lý học thực vật gồm có những kiến thức cơ bản và hiện đại mang tính chất quy luật thuộc những quá trình sinh lý diễn ra ở cơ thể thực vật (như trao đổi nước, quang hợp, dinh dưỡng khoáng, sinh trưởng phát triển, hô hấp…), mối quan hệ trong quá trình sống của cơ thể với môi trường, khả năng ứng dụng cũng như điều khiển các quá trình sinh lý của cây trồng theo hướng có lợi nhất cho con người – thu hoạch tốt nhất về năng suất cùng với chất lượng trồng trọt nhằm tăng chất lượng và hiệu quả của trồng trọt.

Giải phẫu học người   

Chương trình đào tạo mô học phần Giải phẫu người là nghiên cứu cơ thể con người theo mức đại thể và dùng phương pháp hệ thống (những bộ phận của cơ thể sẽ được mô tả theo 1 hệ thống những cơ quan cùng thực hiện 1 chức năng nhất định nào đó). Ở cơ thể người có các hệ cơ quan như: hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh với giác quan, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ nội tiết, hệ nội tiết, hệ niệu tiết, hệ sinh dục nam và nữ.

Sinh lý học người và động vật

Học phần này sẽ đề cập tới quy luật thực hiện các chức năng của những hệ cơ quan và cơ quan trong động vật và con người, bao gồm hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, thân nhiệt, hệ bài tiết, trao đổi chất và năng lượng, hệ sinh sản, hệ nội tiết, hệ thần kinh và phân tích quan.

Di truyền học 

Học phần này sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản của di truyền học. Nắm được cách ứng dụng những kiến thức di truyền vào sản xuất, đời sống, tạo giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao và phẩm chất tốt. Có khả năng làm 1 số phép lai, làm các tiêu bản về nhiễm sắc thể, gây đột biến, nguyên lý phân tích AND, izozim…

Vi sinh vật học

Học phần môn vi sinh học là khoa học nghiên cứu về sự sống hiển vi bao gồm các nhóm vi sinh vật với các dạng sống vô bào (như virút), là 1 hệ thống kiến thức hoàn chỉnh của sự sống như: trao đổi chất,  các quá trình biến dị và di truyền, hình thái, miễn dịch…; 1 số bài thực hành, đưa ra 1 số thí nghiệm nghiên cứu về trao đổi chất, enzyme, dùng những phương pháp nhuộm màu, kính hiển vi… cùng 1 số kỹ năng liên hệ với thực tiễn sản xuất với đời sống.

Sinh thái học, Môi trường và Đa dạng sinh học

Chương trình đào tạo môn Sinh thái học và môi trường gồm có 2 phần như sau:

+ Phần 1: Cung cấp những kiến thức về môi trường sống với quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống của chúng, quần xã, quần thể và hệ sinh thái.

+ Phần 2: Cung cấp những nội dung liên quan tài nguyên thiên nhiên, tác động của con người lên môi trường, những nguyên nhân gây suy thoái môi trường, những biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên cùng với bảo vệ môi trường; giới thiệu sự đa dạng sinh học trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng; ý nghĩa lý luận cùng với thực tiễn của sự đa dạng sinh học.

Tiến hóa

Học phần môn học Tiến hóa có nội dung chủ yếu về bằng chứng, cơ chế, nguyên nhân, phương thức, chiều hướng tiến hóa; giớ thiệu tóm tắt về lịch sử phát triển của tư tưởng tiến hóa, tập trung trong học thuyết tiến hóa hiện đại; các nét chủ yếu trong việc phát sinh sự sống tại trái đất, lịch sử phát triển sinh vật qua từng đại địa chất, sự hình thành loài người. Đưa ra mô hình chung về sự phát triển liên tục của vật chất.

Thực tập nghiên cứu thiên nhiên

Chương trình học phần thực tập sẽ nghiên cứu thiên nhiên để trau dồi các kiến thức về động vật học, thực vật học, sinh thái học cùng với môi trường. Cho sinh viên làm quen qua việc quan sát thiên nhiên, hiểu biết các quy luật Sinh thái học, khơi gợi sở thích nghiên cứu, thu thập, xử lý những mẫu vật để sử dụng vào trong mục đích giảng dạy tại các cơ sở giáo dục. Hơn nữa, nội dung của học phần này sẽ giúp cho sinh viên phát triển được những kỹ năng quan sát, những phuơng pháp làm việc ngoài thực địa, điều tra khảo sát, và gợi lên tình yêu thiên nhiên cho các sinh viên.

Phương pháp dạy học bộ môn

Chương trình học phần môn học này gồm có: các nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung, phương tiện, phương pháp, hình thức tổ chức việc giảng dạy cho học sinh học ở các trường trung học phổ thông.

 

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.