Ngành thủy sản ra làm gì?
Nước ta là một trong những nước sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới. Ngành thủy sản là ngành học có nhiều tiềm năng và cơ hội việc làm luôn luôn rộng mở thu hút người tài. Sinh viên học ngành thủy sản sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn về ngành thủy sản như nuôi trồng, quản lý, bệnh học thủy sản và trau dồi nhiều kỹ năng phát triển bản thân. Vậy cụ thể ngành Thủy sản ra làm gì?
1. Ngành thủy sản là gì?
Thủy sản là nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người được khai thác, nuôi trồng, thu hoạch từ môi trường nước từ đó sử dụng vào chế biến thực phẩm, nguyên liệu hay bày bán trên thị trường, trong đó nổi bật là hoạt động đánh bắt và nuôi trông thủy sản.
Ngành thủy sản (theo đại học Nông – Lâm thuộc Đại học Huế) chia làm 3 nhóm ngành chính là: Nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, quản lý thủy sản)
Ngành thủy sản đào tạo cho sinh viên học về tổ chức và quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản, tham gia nghiên cứu và cải tiến thiết bị công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong và ngoài nước thu hút vốn đầu tư; tư vấn kỹ thuật về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ phát triển thủy sản…và được thực hành ngay sau khi học để từ đó sinh viên có những kiến thức chuyên sâu áp dụng vào thực tiễn
Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mà mang lại nguồn thu nhập lớn cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thủy sản qua đó, cơ hội việc làm mở rộng và có nguy cơ khan hiếm.
2. Cần những kỹ năng gì khi học ngành Thủy sản?
Là ngành học hấp dẫn có nhiều trải nghiệm thực tế đòi hỏi sinh viên theo học cần cải thiện một số kỹ năng nhất định để tiến trình học tập hiệu quả hơn.
Đầu tiên, để có động lực học bạn nên là người đam mê, yêu thích công việc liên quan đến ngành Thủy sản.
Sáng tạo trong công việc, học tập có tư duy rõ ràng, mạch lạc.
Khả năng thuyết trình tự tin, am hiểu về lĩnh vực thủy sản.
Biết thu thập các thông tin đời sống, khoa học, công nghệ. Nhiệt huyết, say mê tìm tòi và khám phá cái mới.
Biết lên kế hoạch triển khai, kết hợp làm việc theo nhóm hiệu quả.
Tập trung trong công việc, không ngại khó ngại khổ để thực hành kiến thức vào thực tiễn.
3. Trường đào tạo ngành Thủy sản
Khu vực miền Bắc:
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Hạ Long
Khu vực miền Trung:
- Đại học Nha Trang
- Đại học Nông lâm - Đại học Huế
- Đại học Vinh
- Đại học Hồng Đức
Khu vực miền Nam:
- Đại học Kiên Giang
- Đại học Cần Thơ
- Phân hiệu Đại học Cần Thơ tại Hậu Giang
- Đại học An Giang
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Bạc Liêu
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Tây Đô
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận
- Đại học Tiền Giang
4. Chương trình giảng dạy ngành Thủy sản
Mỗi trường đại học có những chương trình giảng dạy khác nhau tuy nhiên sự khác nhau này không đáng kể. Bạn có thể tham khảo chương trình học của trường Đại học Cần Thơ dưới đây:
Khối kiến thức chung:
- Giáo dục quốc phòng an ninh.
- Giáo dục thể chất.
- Bơi lội.
- Tiếng anh cơ bản 1,2,3.
- Tiếng anh nâng cao 1,2,3.
- Pháp văn cơ bản 1,2,3.
- Pháp văn nâng cao 1,2,3.
- Tin học.
- Những NL cơ bản của CN Mac-Lenin phần 1,2.
- Tư tưởng HCM.
- Đường lối cách mạng của ĐCSVN.
- Pháp luật đại cương.
- Logic học đại cương.
- Cơ sở văn hóa Việt Nam.
- Tiếng việt thực hành.
- Văn bản và lưu trữ học đại cương.
- Xã hội học đại cương.
- Kỹ năng mềm.
- Xác suất thống kê.
- Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương.
- Sinh học đại cương.
Khối kiến thức ngành:
- Sinh hóa.
- Ngư nghiệp đại cương.
- Hóa phân tích ứng dụng.
- Hình thái và phân loại tôm – cá.
- Thực vật thủy sinh.
- Động vật thủy sinh.
- Sinh thái thủy sinh vật.
- Vi sinh thủy sản đại cương A.
- Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản A.
- Sinh lý động vật thủy sản A.
- Phương pháp nghiên cứu sinh học cá.
- Mô – phôi động vật thủy sản.
- Anh văn chuyên môn thủy sản.
- Pháp văn chuyên môn KH&CN.
- Kinh tế tài nguyên thủy sản.
- TTGT cơ sở nuôi trồng thủy sản.
- Miễn dịch học thủy sản đại cương.
Khối kiến thức chuyên ngành:
- Kinh tế tài nguyên thủy sản.
- TTGT cơ sở nuôi trồng thủy sản.
- Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên.
- Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.
- Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt.
- Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển.
- Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác.
- Kỹ thuật nuôi động vật thân mềm.
- Quản lý dịch bệnh thủy sản.
- Di truyền và chọn giống thủy hải sản.
- Quản lý chất lượng môi trường ao nuôi thủy sản.
- Thực tập giáo trình nuôi thủy sản nước ngọt.
- Thực tập giáo trình kỹ thuật nuôi hải sản.
- Thực tập thực tế.
- Kinh tế thủy sản.
- Công trình và thiết bị thủy sản.
- Kỹ thuật nuôi cá cảnh và thủy đặc sản.
- Quy hoạch phát triển thủy sản.
- Vi sinh vật hữu ích.
- Kỹ thuật khai thác thủy sản B.
- Thuốc và hóa chất trong thủy sản.
- Kỹ thuật trồng rong biển.
- Thương hiệu sản phẩm thủy sản.
- Marketing thủy sản.
- Kỹ thuật nuôi cá cảnh và thủy đặc sản.
- Vi sinh vật hữu ích.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành thủy sản.
- Quan trắc và cảnh báo hiện tượng môi trường.
- Phân tích hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng và thẩm định dự án đầu tư thủy sản.
- Luận văn tốt nghiệp.
- Tiểu luận tốt nghiệp.
- Tổng hợp kiến thức cơ sở.
- Tổng hợp kiến thức kỹ thuật.
- Chuyên đề kỹ thuật nuôi thủy sản.
- Chuyên đề kỹ thuật sản xuất giống thủy sản.
- Chuyên đề chẩn đoán bệnh động vật thủy hải sản.
5. Tổ hợp môn xét tuyển ngành Thủy sản
- A00: Toán - Vật lý - Hóa học.
- A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh.
- A16: Toán - Khoa học tự nhiên - Ngữ văn.
- B00: Toán - Hóa - Sinh học.
- D07: Toán - Hóa học - Tiếng Anh.
- D08: Toán - Sinh học - Tiếng Anh.
- D90: Toán - KHTN - Tiếng Anh.
6. Ngành thủy sản ra làm gì?
Đảm nhận vai trò làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng giảng dạy lĩnh vực liên quan đến ngành Thủy sản
Chuyên viên tư vấn tại các cơ quan, doanh nghiệp sản xuất và nuôi trồng thủy sản.
Chuyên viên nghiên cứu về các loại bệnh của thủy sinh, tìm hiểu môi trường sống của chúng tại các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu…
Nhân viên nuôi trồng thủy hải sản tại các cơ sở thủy hải sản hoặc tự mở doanh nghiệp sản xuất thủy sản, sản xuất và chế biến thức ăn thủy sản.
Kỹ sư quản lý, điều hành trong các hệ thống sản xuất thủy sản với vai trò là các cán bộ kỹ thuật, cán bộ thị trường…
7. Mức thu nhập ngành Thủy sản
Tùy vào vị trí làm việc, địa điểm hay trình độ chuyên môn mà mức thu nhập có sự khác nhau. Mức lương đối với những người có kinh nghiệm từ 8-20 triệu. Còn đối với người tự kinh doanh thủy sản, thu nhập có thể lên đến vài trăm triệu cho 1 lần thu hoạch.
Ngày nay, nhà tuyển dụng cần lượng lớn người lao động trong lĩnh vực thủy sản. Vì vậy ngành Thủy sản đang là một ngành có sức hút đối với các bạn trẻ yêu thiên nhiên, động vật và đam mê nghiên cứu, tìm hiểu. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn thành công hơn trên con đường lựa chọn việc làm.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất