[Hướng nghiệp] Học ngành Truyền thông đại chúng ra làm gì?

Học ngành Truyền thông đại chúng ra làm gì, bạn có biết?

Thời đại 4.0 cùng với sự bùng nổ của mạng Internet và công nghệ thông tin thì ngành Truyền thông đại chúng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt với các công ty, doanh nghiệp, nếu tận dụng được hết khả năng của ngành này thì có thể để lại dấu ấn cũng như nâng cao, cải thiệu uy tín và vị thế thương hiệu doanh nghiệp.

Do đó, nhu cầu nhân lực của ngành Truyền thông đại chúng là rất lớn, đã và đang thu hút rất nhiều bạn trẻ. Vậy bản chất ngành Truyền thông đại chúng là gì? Cơ hội việc làm của nó như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Học ngành Truyền thông đại chúng ra làm gì, bạn có biết?

1. Ngành Truyền thông đại chúng là gì?

Ngành Truyền thông đại chúng với tên tiếng Anh là Mass Communication chính là ngành học định hướng thông tin, giúp truyền tải thông điệp cụ thể qua các phương tiện truyền đạt thông tin đại chúng đến nhiều đối tượng mục tiêu khác nhau, bằng các phương tiện thông tin để hoàn thành các mục tiêu đề ra. 

Ngành Truyền thông đại chúng bao gồm 8 lĩnh vực lớn như: Internet, điện ảnh, tuyền hình, báo in, tạp chí, sách, phát thanh và ghi dữ liệu. Nhưng do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình và Internet là những mảng phổ biến và phát triển nhất.

Sinh viên theo học ngành Truyền thông đại chúng sẽ được tiếp xúc với sự đa dạng của các phương tiện truyền thông, được trang bị kỹ năng như giao tiếp cơ bản, phân tích thông tin, đánh giá và thẩm định các chương trình hay hoạt động và dịch vụ truyền thông. Bên cạnh đó, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng khác như lập kế hoạch, nghiên cứu hay hoạch định chiến lược truyền thông và đặc biệt là các kỹ năng như tổ chức triển khai và quản lý hoạt động truyền thông hoặc việc thực hiện các kế hoạch về dịch vụ, sản phẩm.

2. Khối thi của ngành Truyền thông đại chúng là gì?

Ngành Truyền thông đại chúng với mã ngành 7320105 đã và đang tiến hành xét tuyển bằng các tổ hợp môn sau:

  • A16 dành cho các thí sinh xét tuyển Toán, Khoa học tự nhiên và Ngữ Văn.
  • C15 dành cho các thí sinh xét tuyển Ngữ Văn, Toán và Khoa học xã hội.
  • D01 dành cho các thí sinh xét tuyển Ngữ Văn, Toán và Tiếng Anh.

Với tính chất đặc biệt của thông tin, ngành Truyền thông đại chúng chỉ xét tuyển với 3 tổ hợp môn trên. Do đó, bạn cần phải hiểu rõ từng tổ hợp và kết hợp với điểm mạnh, điểm yếu của mình để đưa ra lực chọn tối ưu nhất.

3. Các trường đào tạo ngành Truyền thông đại chúng là gì?

Tại Việt Nam, hiện chỉ có duy nhất một đơn vị đào tạo ngành Truyền thông đại chúng. Đó chính là Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Đây chính là một trường đại học trọng điểm quốc gia của Việt Nam, trực thuộc hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia HCM và là nơi đào tạo ra những cây bút sáng giá.

Thông tin liên hệ:

  • Trường tọa lạc tại 36 Xuân Thủy - Cầu Giấy – TP.Hà Nội.
  • Số điện thoại liên hệ: (84-024) 37 546 963.

4. Mức điểm chuẩn ngành Truyền thông đại chúng là gì?

Mức điểm chuẩn ngành Truyền thông đại chúng của trường AJC năm 2020 như sau:

  • 25.03 cho các thí sinh đăng kí xét tuyển tổ hợp môn A16.
  • 25.53 cho các thí sinh đăng kí xét tuyển tổ hợp môn D01.
  • 26.53 cho các thí sinh đăng kí xét tuyển tổ hợp môn C15.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo mức điểm chuẩn năm 2019:

  • 21.85 cho các thí sinh đăng kí xét tuyển tổ hợp môn A16.
  • 22.35 cho các thí sinh đăng kí xét tuyển tổ hợp môn D01.
  • 23.35 cho các thí sinh đăng kí xét tuyển tổ hợp môn C15.

Từ đó, bạn hãy tự đánh giá học lực hiện tại của bản thân và đưa ra kế hoạch học tập hiệu quả.

5. Học ngành Truyền thông đại chúng ra làm gì? Cơ hội việc làm như thế nào?

Học ngành Truyền thông đại chúng ra làm gì? Cơ hội việc làm như thế nào?

Chính bởi ưu thế thị trường rộng lớn và nhu cầu nguồn nhân lực lớn, sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông báo chí có rất nhiều cơ hội với các vị trí việc làm khác nhau như:

  • Chuyên viên làm việc tại các phòng, ban của các cơ quan nhà nước hay các đơn vị sự nghiệp về lĩnh vực Văn hóa, Thông tin – Truyền thông và các ngành nghề có liên quan.
  • Chuyên viên quản trị tại các công ty truyền thông hay công ty marketting hoặc các công ty cung cấp các dịch vụ, các hoạt động truyền thông.
  • Chuyên viên tổ chức tại các công ty làm việc trong lĩnh vực sự kiện truyền thông…
  • Chuyên viên sáng tạo các nội dung truyền thông: Ở vị trí này, công việc chủ yếu của sinh viên chuyên ngành Truyền thông đại chúng là viết các kịch bản truyền thông; tiến hành chụp ảnh, quay phim hay  dựng phim; hoặc đảm nhận thiết kế, chế tạo các sản phẩm truyền thông nhằm mục đích nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp hay để bảo vệ thương hiệu đó...
  • Phóng viên cho các tòa soạn, đài phát thanh hay các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực liên quan.
  • Biên tập viên làm công việc viết bài, sửa bài hay biên tập bài cho website, fanpage trên Facebook hay các mạng xã hội khác của công ty, doanh nghiệp.
  • Chuyên viên về phát triển hay ứng dụng các sản phẩm truyền thông đại chúng: Ở vị trí này, công việc chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng, cải tiến, phát triển các kênh truyền thông đại chúng hay tổ chức và điều hành các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, sinh viên chuyên ngành Truyền thông đại chúng cũng có thể trở thành giảng viên và tham gia giảng dạy tại các trường trung cấp, các trung tâm và các trường cao đẳng trên cả nước. Hoặc có thể học ngay tại trường HV Báo chí và Tuyên truyền.

6. Mức lương ngành Truyền thông đại chúng là bao nhiêu?

Ngành Truyền thông đại chúng không chỉ thu hút giới trẻ bởi cơ hội, nhu cầu việc làm lớn mà còn bởi chính mức lương khá cao và ổn định. Theo thống kê, trung bình mỗi người làm việc trong ngành Truyền thông đại chúng sẽ có mức lương khoảng 400 đô la một tháng. Cụ thể như sau:

Với các bạn sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thì mức lương khởi đầu của ngành Truyền thông đại chúng đã rơi vào khoảng 6-8 triệu đồng một tháng.

Sau khi đã tích lũy được kinh nghiệm, bạn có thể nhận được mức lương khoảng 8-12 triệu đồng một tháng.

Đặc biệt với những nhà quản lý cấp cao với thâm niên lâu năm trong nghề, họ sẽ được hưởng mức lương khoảng từ 15 đến 20 triệu/tháng.

7. Những tố chất phù hợp với ngành Truyền thông đại chúng là gì?

Những tố chất phù hợp với ngành Truyền thông đại chúng là gì?

Với những nét riêng biệt của ngành Truyền thông đại chúng, muốn chinh phục thành công ngành nghề này, bạn cần trang bị cho mình những tố chất cụ thể sau:

  • Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt.
  • Khả năng độc lập, chủ động, biết tự chủ trong mọi tình huống.
  • Là một cây bút có khả năng viết tốt.
  • Có đầu óc lô-gics, thông min và biết cách tổ chức.
  • Luôn luôn sẵn sàng sáng tạo, đổi mới trong công việc.
  • Phong thái làm việc chuyên nghiệp và chủ động.
  • Có thể dẫn dắt về chuyên môn.
  • Tự mình định hướng nghề nghiệp một cách rõ ràng.
  • Khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường làm việc.
  • Khả năng lập kế họach và điều phối các sản phẩm.
  • Khả năng diễn đạt, truyền đạt thông tin bằng cả lời nói và bài viết.

Kết luận:

Đi cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu chia sẻ của toàn thể mọi người, ngành Truyền thông đại chúng đã và đang mở ra rất nhiều cơ hội mới, thu hút và hấp dẫn giới trẻ Việt Nam. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu thêm về bản thân ngành Truyền thông đại chúng, những cơ hội và thách thức của nó để đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp nhất cho bản thân mình.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.