Ngành truyền thông quốc tế ra làm gì?
Trong thế giới có xu hướng phát triển thông tin rộng và có sự liên kết chặt chẽ. Không chỉ nhu cầu trao đổi trong nội bộ một quốc gia mà còn mang tính toàn cầu, sự lan truyền thông tin giữa các nước trên thế giới. Ngành truyền thông quốc tế ra đời giúp chúng ta thực hiện được những điều đó.
1. Ngành truyền thông quốc tế
Ngành truyền thông quốc tế ( International Communication) hay còn gọi với cái tên truyền thông toàn cầu là một phần của lĩnh vực truyền thông với mục tiêu là truyền tải các thông tin đến đối tượng là những người nước ngoài, các quốc gia khác ngoài lãnh thổ, xuyên biên giới.
Ngành truyền thông quốc tế đào tạo cho người học những kiến thức, kỹ năng về văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị.. và mọi thứ xung quanh môi trường để truyền đạt những thông tin mong muốn đến đối tượng một cách hiệu quả và có sức hút.
Truyền thông quốc tế xuất hiện dưới nhiều hình thức như thông cáo báo chí, sách ảnh, diễn văn, bài báo, bài viết trên các trang mạng xã hội, các biển quảng cáo…
2. Chương trình đào tạo ngành truyền thông quốc tế
Khối kiến thức chung:
Triết học
Kinh tế chính trị
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử ĐCSVN
Pháp luật đại cương
Chính trị học
Xây dựng Đảng
Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Quan hệ quốc tế đại cương
Địa chính trị thế giới đại cương
Xã hội học đại cương
Tiếng việt thực hành
Kinh tế học đại cương
Ngôn ngữ học đại cương
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tâm lý học xã hội
Lý luận văn học
Lịch sử văn minh thế giới
Tin học ứng dụng
Ngoại ngữ ( tự chọn 1 trong 2)
Tiếng Anh học phần 1,2,3,4
Tiếng Trung học phần 1,2,3,4
Khối kiến thức cơ sở ngành:
Các môn bắt buộc:
Lý thuyết truyền thông
Pháp luật và đạo đức báo chí – truyền thông
Công chúng báo chí – truyền thông
Quan hệ công chúng và quảng cáo
Các môn tự chọn:
Đối ngoại công chúng
Ngoại giao kinh tế - văn hóa
Khu vực học
Truyền thông trong lãnh đạo quản lý
Truyền thông xã hội và giao thoa văn hóa
Bản quyền truyền thông quốc tế
Khối kiến thức ngành:
Cơ sở truyền thông quốc tế
Thông tin đối ngoại Việt Nam
Lý luận báo chí quốc tế
Thông tấn báo chí đối ngoại
Chính luận báo chí đối ngoại
Nghệ thuật phát ngôn đối ngoại
Thực tế chính trị - xã hội
Kiến tập nghề nghiệp
Giao tiếp và đàm phán quốc tế
Lịch sử ngoại giao và chính sách đối ngoại Việt Nam
Lịch sử quan hệ quốc tế
Luật pháp quốc tế
Chính sách đối ngoại một số nước trên thế giới
Những vấn đề toàn cầu
Khối kiến thức bổ trợ:
Các môn bắt buộc:
Tiếng Anh chuyên ngành 1,2
Các môn tự chọn:
Tiếng Anh chuyên ngành 3
Tiếng Anh giao tiếp đối ngoại
Biên phiên dịch tiếng Anh chuyên ngành
Khối kiến thức chuyên ngành:
Các loại hình truyền thông quốc tế
Quản trị truyền thông quốc tế
Lao động nhà báo quốc tế
Quản lý báo chí đối ngoại Việt Nam
Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông quốc tế
Thực tập tốt nghiệp
Khóa luận
Học phần thay thế khóa luận:
Hệ thống thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế
Xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc tế
Tự chọn:
Tổ chức hoạt động đối ngoại
Nghiệp vụ ngoại giao và văn phòng đối ngoại
Kỹ thuật nghiệp vụ báo chí đối ngoại
Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông
Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin quốc tế
Kỹ năng giao tiếp liên văn hóa
3. Tổ hợp môn xét tuyển ngành truyền thông quốc tế
A01 bao gồm 3 môn Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
D01 bao gồm 3 môn Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
D02 bao gồm 3 môn Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga
D72 bao gồm 3 môn Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
D78 bao gồm 3 môn Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
4. Các trường đào tạo ngành truyền thông quốc tế
HV Báo chí & Tuyên truyền
Học viện Ngoại giao
5. Những kỹ năng cần có khi học ngành truyền thông quốc tế
Là ngành học có nhiều sự năng động, sáng tạo, nhiều hoạt động đòi hỏi người học cũng cần có những kỹ năng và tố chất cần thiết để có quá trình học đạt kết quả cao hơn.
Đầu tiên, bạn có niềm đam mê yêu thích công việc truyền thông, yêu nghề và có tinh thần học hỏi.
Có kỹ năng tổng hợp, phân tích, tìm hiểu, chắt lọc thông tin một cách chính xác.
Kỹ năng giao tiếp, tìm hiểu văn hóa trêm lĩnh vực đối ngoại khéo léo, có sức thu hút người nghe.
Có kỹ năng biết thiết kế các sản phẩm truyền thông.
Khả năng ngoại ngữ tốt, sử dụng tin học.
Mạnh dạn đưa ra những ý tưởng, thuyết trình trước đám đông tự tin.
6. Ngành truyền thông quốc tế ra làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông quốc tế sinh viên có thể làm việc trên các lĩnh vực về phát thanh truyền hình, báo chí, phim ảnh, quan hệ công chúng … cụ thể:
Bạn có thể trở thành những chuyên viên truyền thông thực hiện các công việc lên kế hoạch, xây dựng sản phẩm báo chí, lên chương trình…
Chuyên viên chăm sóc, tư vấn khách hàng về truyền thông, báo chí, quan hệ công chúng…
Content Creators: Viết nội dung cho các chương trình, các hãng quảng cáo lên các website, fanpage của công ty, doanh nghiệp.
Chuyên viên Marketing: phụ trách các công việc lên ý tưởng quảng cáo, tiếp thị giới thiệu sản phẩm qua truyền thông.
Phóng viên, BTV tại các tòa soạn, đài truyền hình.
Trở thành những giám đốc truyền thông, giám đốc sản xuất, giám đốc sáng tạo, truyền thông cho công ty, tập đoàn doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Có thể nói ngành truyền thông quốc tế mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn với những vị trí cao. Bạn sẽ không phải lo lắng mình thất nghiệp nếu có kết quả học theo ngành truyền thông quốc tế tốt. Nó sẽ mang lại nguồn thu nhập cũng như tương lai rộng mở sau này!
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất