Ngành Xã hội học ra làm gì? - Triển vọng nghề nghiệp của ngành
Bạn là người năng động, bạn muốn tham gia các hoạt động xã hội? Bạn đã được tư vấn học ngành xã hội học nhưng vẫn băn khoăn ngành Xã hội học học khối nào, học những gì, học ở đâu thì tốt, ra trường làm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về ngành này tại bài viết dưới đây nhé!
1. Tổng quan về ngành Xã hội học
Lịch sử loài người trải qua hàng ngàn năm nay, có rất nhiều hiện tượng mà con người, khoa học chưa thể lí giải được. Xã hội học đang là một ngành mới được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học ở nước ta ngang hàng với các ngành học khác. Xã hội học là một thuật ngữ chỉ khoa học về các quy luật xã hội, sự phát triển và vận hành của xã hội về mặt lịch sử. Ngành xã hội học với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức hiểu biết rộng về các vấn đề xã hội, có kỹ năng phân tích vấn đề, hiện tượng xã hội, hành vi con người để phục vụ và xây dựng đất nước phát triển lớn mạnh hơn. Sinh viên sau khi mà tốt nghiệp ngành này sẽ được đào tạo đầy đủ kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực, có kiến thức thực tế để giải quyết các công việc phức tạp, tích lũy được các nguyên lý cơ bản và quy luật tự nhiên xã hội.
2. Tổ hợp môn thi ngành Xã hội học
Bạn đang tìm hiểu ngành xã hội học, bạn có ý định muốn học ngành này, điều đầu tiên các bạn thắc mắc chắc hẳn là: học ngành này thi khối nào? Ngành Xã Hội Học đang xét tuyển theo những khối thi như sau:
- A01: Toán, Tiếng Anh và Vật Lí.
- C00: Ngữ Văn, Lịch Sử và Địa Lí.
- C01: Ngữ Văn, Toán và Vật Lí.
- C19: Ngữ Văn, Lịch Sử và Giáo Dục Công Dân.
- D01: Ngữ Văn, Toán và Anh Ngữ.
- D02: Ngữ Văn, Toán và Tiếng Nga.
- D03: Ngữ văn, Toán và Tiếng Pháp.
Một số chuyên ngành của ngành Xã Hội Học:
- Xã hội học tội phạm.
- Xã hội học tâm lý
- Xã hội học giáo dục.
- Xã hội học đô thị.
- Xã hội học nông thôn.
- Xã hội học pháp luật.
- Xã hội học chính trị.
- Xã hội học gia đình.
Giáo trình ngành xã hội học:
3. Những tố chất cần có để học ngành Xã hội học
Yêu thích là một chuyện, để làm được lại là một chuyện khác. Bạn thích ngành xã hội học nhưng bạn cũng cần phải có tố chất phù hợp để học được ngành này. Hãy cũng chúng tôi điểm lại một số tố chất phù hợp để học ngành này nhé.
- Thích học các môn thuộc khoa học xã hội.
- Tư duy độc lập, sáng tạo.
- Thích tìm hiểu các quy luật xã hội.
- Có khả năng tự học, tự tổ chức công việc, tự nghiên cứu mọi vấn đề.
4. Đối tượng và vai trò của ngành Xã hội học
4.1. Đối tượng nghiên cứu trong ngành Xã hội học
Xã hội là một tổng thể lớn mà chúng ta phải nghiên cứu. Trong đó đối tượng chính mà chúng ta phải tìm hiểu đó là các mối quan hệ xã hội, tương tác xã hội, hành vi của con người hay nói cách khác là thì vấn đề đó là: quan hệ giữa người – xã hội, vi mô vĩ mô.
4.2. Vai trò của ngành Xã hội học
Như chúng ta thấy thì ngành xã hội học có vai trò vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Học ngành xã hội học là đi giải quyết các vấn đề của xã hội, và thử đặt ra câu hỏi nếu các vấn đề không được giải quyết thì chuyện gì sẽ xảy ra? Quá trình xã hội học diễn ra sẽ đem lại cho chúng ta những gì thì cùng chúng tôi điểm mặt ở dưới đây nhé: Thứ nhất, Đánh giá được các chính sách đưa ra có khả thi hay không. Thứ hai, Qua quá trình nghiên cứu xã hội chúng ta có thể lý giải được tại sao nó lại như vậy, tại sao chúng ta lại hành động như này như kia, giúp bản thân có thể tự khai sáng và một phần ảnh hưởng đến tương lai mỗi người. Thứ ba, Người được đào tạo trong ngành này nhất định sẽ có tầm nhìn xa hơn, có thể đưa ra được hướng giải quyết, giải pháp phù hợp cải thiện xã hội tốt lên.
5. Các trường đào tạo ngành Xã hội học
Khu vực miền Bắc:
- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Địa chỉ: đường Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền, Địa chỉ: đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn - Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Địa chỉ: số 336, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Đại Học Công Đoàn, Địa chỉ: số 169, đường Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Khu vực miền Trung:
- Đại Học Hồng Đức, Địa chỉ: số 565, đường Quang Trung, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa.
- Đại Học Đà Lạt, Địa chỉ: số 1, đường P.Đ Thiên Vương, phường 8, TP.Đà Lạt.
- Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế, Địa chỉ: số 77, đường Nguyễn Huệ, quận Phú Nhuận, thành phố Huế.
Khu vực miền Nam:
- Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, Địa chỉ: thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại Học Văn Hiến, Địa chỉ: đường Điện Biên Phủ, phường 1, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại Học Cần Thơ, Địa chỉ: đường 3/2, Xuân Khánh, Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
- Đại Học Bình Dương, Địa chỉ: số 504 Đại lộ Bình Dương, Hiệp Thành, Thủ Dầu Một, thành phố Bình Dương.
6. Học ngành Xã hội ra làm gì?
Ai ai cũng mong muốn khi ra trường có công ăn việc làm ổn định. Xã hội học là ngành mới, đang thiếu nguồn nhân lực, mà công việc của ngành này lại vô cùng đa dạng vậy nên các cử nhân Xã hội học sẽ không sợ thất nghiệp khi ra trường. Sinh viên sau khi ra trường có đủ năng lực chuyên môn sẽ đảm nhận được những công việc như sau:
- Quan hệ công chúng: bạn có thể làm việc tại các văn phòng quan hệ công chúng trong trường đại học, làm biên tập, quảng cáo, tổ chức sự kiện.
- Lĩnh vực hành chính công: bạn có thể làm chuyên viên trong các cơ quan hành chính công, cơ quam của Đảng nhà nước.
- Giáo dục và đào tạo: giảng dạy tại các trường cao đẳng đại học, tập huấn các khóa học ngắn hạn cho các tổ chức có nhu cầu.
- Dịch vụ và phục vụ con người.
- Trung tâm nghiên cứu dư luận các vấn đề xã hội.
- Cơ quan truyền thông đại chúng và xuất bản
- Các hiệp hội trung tâm.
Với những công việc như vậy thì mức lương của các cử nhân xã hội học cũng tương đối hấp dẫn. Sinh viên mới ra trường trung bình lương từ 5-7 triệu /tháng, còn đối với người có kinh nghiệm thì lương sẽ từ 8-10 triệu/ tháng.
Kết luận: Đây là những chia sẻ về ngành Xã hội học, hi vọng sau bài viết này có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về thế nào là ngành xã hội học, học ở đâu, học ngành xã hội học ra làm gì và cơ hội việc làm như thế nào. Để từ đó bạn có thể đưa ra cho bản thân mình những lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất