Ngừng Tuyển Sinh Hệ Trung Cấp, Cao Đẳng Lộ Trình 2015-2020
Thực trạng con số thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp ngày càng cao đã buộc Bộ GD&ĐT phải đưa ra phương án ngừng tuyển sinh hệ Trung cấp, Cao đẳng lộ trình 2015-2020
Thực trạng con số thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp ngày càng cao đã buộc Bộ GD&ĐT phải đưa ra phương án ngừng tuyển sinh hệ Trung cấp, Cao đẳng lộ trình 2015-2020.
Bộ GD&ĐT vừa đưa ra phương án "cứng rắn" với bậc giáo dục Cao đẳng, Đại học là những trường Đại học có đào tạo trình độ Cao đẳng sẽ buộc phải giảm dần chỉ tiêu ít nhất 30% mỗi năm tính theo năm 2015Nhằm mục đích tiến tới ngừng tuyển sinh hệ Cao đẳng trước năm 2020. Đồng thời các cơ sở Đại học có đào tạo hệ trung cấp sẽ buộc phải ngừng tuyển sinh hệ đào tạo này trước năm 2017.
Ngừng tuyển sinh hệ Trung cấp, Cao đẳng lộ trình 2015-2020
Theo thống kê của Viện Khoa học LĐ&XH, số người thất nghiệp có trình độ Đại học và sau Đại học lên đến 199.400 người trong quý 2/2015 (tăng 22 nghìn người so với quý 1/2015).
Điều này cho thấy rằng chất lượng đào tạo của các trường Cao đẳng, Đại học hiện nay ngày càng yếu kém dẫn tới hàng chục, hàng trăm nghìn thạc sĩ, cử nhân rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Đồng thời, số liệu thống kê thị trường lao động cho thấy đối với nhóm nhân lực trình độ chuyên môn kỹ thuật có tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng.
Theo đó, nhóm nhân lực trình độ Đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3,92% lên đến 4,6%; trình độ trung cấp tăng từ 3,66% lên đến 4,49% và trình độ sơ cấp tăng từ 2,05% lên đến 2,71%.
Trong thời gian từ 5 đến 7 năm gần đây, ngành Giáo dục đã có những bước tiến không tưởng. Bậc giáo dục Cao đẳng, Đại học với hơn 450 cơ sở nhưng Bộ lại không thể quản lý hết được cùng với chính sách dễ dàng mở rộng, nâng cấp đã tiếp tay cho nhiều trường kém chất lượng được đào tạo dẫn tới hệ lụy thất nghiệp ngày càng tăng.
Dựa theo tâm lý của thí sinh mà các trường chỉ muốn được nâng lên thành Đại học nhằm thu hút người học để thu lại lợi nhuận mà hoàn toàn không quan tâm tới chất lượng đào tạo và đầu ra của sinh viên.
Thực trạng các cơ sở kém chất lượng vẫn được tham gia đào tạo và tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao đã diễn ra từ lâu, thế nhưng đến giờ Bộ mới có những động thái khắc phục chưa rõ ràng thì liệu rằng chúng ta sẽ cần phải chấn chỉnh lại hệ thống Giáo dục ra sao?
Với hơn 450 cơ sở đào tạo các bậc học trên cả nước, trong đó rất nhiều cơ sở kém chất lượng với số lượng thí sinh ngày một suy giảm thậm chí không có thí sinh theo học cần phải xử lý như thế nào?
Thiết nghĩ, những trường này cần phải tự mình thay đổi, cải thiện lại các tiêu chuẩn và chất lượng đào tạo thì mới có thể khắc phục được tình trạng trên. Hơn nữa, Bộ cần phải yêu cầu các trường này cam kết thời hạn khắc phục, nếu như không thực hiện thì cần phải đình chỉ hoạt động ngay.
Mặt khác, Bộ cũng cần phải làm gọn lại hệ thống các cơ sở đào tạo tràn lan như hiện nay, trường nào thật sự đóng vai trò đào tạo nhân lực chất lượng cho xã hội thì mới cần tồn tại và mở rộng phát triển.
Những trường kém chất lượng cần phải giảm tải hoặc cho giải thể bớt. Cũng có thể cho sáp nhập vào các trường uy tín hơn để hỗ trợ thêm nhân lực cho các cơ sở đó phát triển.
Theo thông tin tuyển sinh kỳ thi THPT Quốc gia 2016 vừa qua, con số thí sinh ảo rất cao đã khiến nhiều trường Trung cấp, Cao đẳng không tuyển đủ chỉ tiêu hay thậm chí không thể tuyển sinh, vậy nên Bộ cần "cứng rắn" trong giải quyết vấn đề này để tập trung vào phát triển chất lượng đào tạo.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất