Nhiều Bất Bình Việc Hạ Điểm Chuẩn Tuyển Sinh Bổ Sung
Trong khi chỉ tiêu tuyển sinh năm nay tương đối cao mà lượng thí sinh ảo lại lớn. Khiến hầu hết các trường buộc phải hạ điểm chuẩn tuyển sinh bổ sung.
Trong khi chỉ tiêu tuyển sinh năm nay tương đối cao mà lượng thí sinh ảo lại lớn. Khiến hầu hết các trường buộc phải hạ điểm chuẩn tuyển sinh bổ sung.
Mùa tuyển sinh năm nay, con số thí sinh ảo luôn ở mức rất cao, có trường chiếm tới khoảng 50% số lượng thí sinh ảo trong tổng số thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển NV1.
Tính đến thời điểm ngày 26/8/2016, toàn quốc có đến 159 trường Đại học phải tuyển sinh bổ sung với hàng trăm, hàng ngàn chỉ tiêu. Thậm chí, rất nhiều trường trong số đó buộc phải hạ điểm chuẩn để tuyển đủ số lượng thí sinh đề ra.
Dư luận bất bình khi nhiều trường hạ điểm chuẩn tuyển sinh bổ sung
Đứng trước vấn đề nhiều trường phải hạ điểm chuẩn tuyển sinh bổ sung cho đủ chỉ tiêu, nhiều người đã cùng đưa ra thắc mắc liệu rằng điều này có công bằng với các thí sinh khác chưa?
Nhưng theo quy định của năm nay, các thí sinh không được phép rút hồ sơ đã khiến nhiều thí sinh tiếc nuối và hoang mang bởi không được theo học vào trường mình yêu thích nhất.
Đứng trước hiện thực này, Phó cục trưởng Cục khảo thí & Kiểm định chất lượng GD, Bộ GD&ĐT - Ông Trần Văn Nghĩa cho biết, Các thí sinh đã trúng tuyển NV1 không được rút hồ sơ nhập học vào các trường khác bởi hệ thống đã tự động khóa mã không thay đổi được.
Buộc phải hạ điểm chuẩn - hạ chất lượng để tuyển sinh bổ sung đủ chỉ tiêu
Nếu các thí sinh cảm thấy rất bất công về việc hạ điểm chuẩn để tuyển sinh bổ sung, thì chính các trường cũng rất lo lắng bởi hạ điểm chuẩn cũng đồng nghĩa là hạ chất lượng đầu vào.
Cũng có ý kiến của các chuyên gia cho rằng việc hạ điểm chuẩn cũng chưa chắc chất lượng đầu vào cũng hạ xuống. Nhưng theo Phó Giám đốc HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông - Ông Lê Hữu Lập thì nhận định nguồn tuyển bổ sung đang còn lại rất ít chính vì thế khó lòng tuyển sinh với chất lượng cao hơn được.
Ông cũng cho hay, Bộ GD&ĐT cho phép các trường hạ điểm chuẩn để tuyển sinh bổ sung chỉ giúp các trường này đạt được chỉ tiêu đề ra còn chất lượng tuyển sinh không thể tăng được.
Ông còn phân tích và đánh giá rằng, nếu điểm chuẩn đợt tuyển sinh NV1 cao hơn điểm chuẩn đợt xét tuyển bổ sung từ 2 đến 3 điểm thì sẽ hình thành nên 2 tầng trình độ trong cùng 1 chuyên ngành đào tạo. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đào tạo của nhiều trường.
Còn 1 vấn đề nữa được nhắc đến, số lượng thí sinh ảo đợt 1 đã cao giờ đến đợt bổ sung cũng sẽ cao hơn rất nhiều khi mà các em được đăng ký xét tuyển bổ sung tối đa 3 trường. Điều này làm công tác tuyển sinh năm nay đã khó càng thêm khó.
Hay như Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội - Ông Nguyễn Đức Hinh cũng có cùng nhận định trên. Ông còn cho biết, về mức điểm chênh nhau từ 2-3 điểm sẽ có rất nhiều khác biệt trong trình độ đào tạo trên nhiều mặt. Từ trước tới giờ các sinh viên đều có sự phân hóa trình độ giữa các ngành khác nhau, nhưng việc trong cùng 1 ngành mà hình thành nên 2 tầng trình độ thì quả thật nhà trường chưa được trải nghiệm trong đào tạo.
Trưởng Phòng ĐT Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Ông Nguyễn Phong Điền cũng rất lo lắng cho hay, nếu như điểm chuẩn trúng tuyển trong 2 đợt xét tuyển có sự chênh lệch từ 2 đến 3 điểm hay cao hơn thì chắc chắn dẫn tới mặt bằng trong đào tạo sẽ không thể đồng đều được.
Đây quả thật là điều khiến đau đầu các nhà chức trách, chúng ta cùng chờ những phương án giải quyết tích cực từ Bộ GD&ĐT.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất