Có Nên Học Đại Học? Tầm Quan Trọng Thực Sự Của Bằng Đại Học?
Nhắc tới tầm quan trọng của bằng Đại học và có nên học Đại học? PGS Văn Như Cương nói "Ai cũng vào đại học là lạc hậu". Vì vậy, có nhiều bạn đã gửi mail cho kênh tuyển sinh để chia sẻ quan điểm cá nhân của mình về vấn đề này.
Mới đây, bài phỏng vấn PGS Văn Như Cương về tầm quan trọng của bằng Đại học và có nên học Đại học? thì Ông đã nêu quan điểm "Ai cũng vào đại học là lạc hậu". Vì vậy, đã có nhiều bạn đã gửi mail cho kênh tuyển sinh 24h để chia sẻ quan điểm cá nhân của mình về vấn đề này.
Đại học có phải là tất cả ? Có nên học Đại học?
Trong cuộc phỏng vấn về chuyện có nên học Đại học. Hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh, PGS Văn Như Cương cho rằng: Nền giáo dục hiện tại là ứng thí, phục vụ "toàn dân lên lớp, toàn dân vào đại học". Chúng ta đang sống trong xã hội hiếu học lạc hậu, bởi ai cũng muốn vào học đại học, trong khi số đông sinh viên ra trường không có việc làm. Nhiều trường Đại học, Cao đẳng đã triển khai thông báo tuyển sinh văn bằng 2 và tuyển sinh liên thông Đại học đảm bảo công việc sau tốt nghiệp nhưng ít người theo học.
Có nhiều quan điểm đồng tình với ý kiến của Phó giáo sư nhưng cũng có nhiều quan điểm không đồng ý. Một độc giả đồng tình với ý kiến trên cho rằng: Chương trình giáo dục phổ thông mới nên rút ngắn, sau đó học sinh không vào đại học có thể học nghề từ 1 đến 3 năm.
Bạn Nguyễn Lâm chia sẻ: Tôi không có bằng đại học và được học hành đàng hoàng nhưng hiện giờ tôi là thợ sửa xe. Tôi chỉ biết đọc, viết nhưng một tháng tôi kiếm được 10 triệu đồng. Tôi có thể thua bạn về kiến thức sách vở nhưng chẳng kém ai về cách đối nhân xử thế.
Bạn đọc tên Minh cho rằng ngành giáo dục nên phân luồng học sinh ngay ở bậc THCS, THPT như Thành phố Hà Nội giải bài toán áp lực phân luồng THPT để các em học sinh có định hướng sớm cho việc lựa chọn học nghề hoặc có nên học Đại học không?. Thế nhưng hiện nay có rất nhiều ý kiến cho rằng học nghề phổ thông đã không cần thiết, mà thay vào đó cần nâng cao việc học nghề tại các cơ sở đào tạo trung cấp nghề và cao đẳng nghề, điều này quan trọng không kém việc học đại học.
Theo thống kê hiện nay cả nước có đến 178.000 người tốt nghiệp có bằng đại học, sau đại học thất nghiệp. Những số liệu thống kê tỷ lệ thất nghiệp mới nhất và cụ thể hơn vừa được Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội công bố chi tiết tại website https://kenhtuyensinh24h.vn/so-lieu-thong-ke-ty-le-that-nghiep-toan-quoc/ cho thấy con số này thật sự còn khủng hoảng hơn nhiều.
Bởi vậy, nhiều người buộc phải đi làm trái ngành trái nghề hoặc học thi tuyển sinh văn bằng 2, thi liên thông đại học hoặc học lên cao nữa thậm chí là tham gia du học nhằm tìm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn cho tương lai. Tuy nhiều người biết được thực tế này nhưng vẫn chạy theo guồng quay vì theo họ đó là con đường bằng phẳng và an toàn nhất để đi đến thành công, khi đó có nên học đại học là câu hỏi thừa.
Theo như bạn Huy cho rằng do tình trạng quan liêu, con ông cháu cha nên người ta đổ xô lấy bằng đại học bằng mọi giá. Điều này dẫn đến tình trạng người giỏi nhưng không có mối quan hệ đành phải làm trái ngành hoặc bị thất nghiệp và ngược lại.
Bạn Nam nhận xét, Ngày nay con đường thành công không chỉ có vào học đại học. Muốn thành công cần thay đổi tư duy: Nâng cao rèn luyện bản thân, không đề cao bằng cấp và chú ý là thất nghiệp nhưng không phải lỗi ở nhà trường.
Quản lý chặt đầu ra khi học Đại học, để bằng Đại học không chỉ là "đồ trang sức"
Trái ngược với quan điểm của PGS Văn Như Cương và những ý kiến trên, một số bạn gửi mail thì chia sẻ rằng việc phổ cập đại học là tốt và tấm bằng Đại học có giá trị, ý nghĩa rất lớn để sau này các bạn có một nền tảng bước vào đời thật vững chắc.
Một bạn tên Duy đề xuất với bộ giáo dục nên phổ cập đại học đầu vào và đồng thời quản lý chặt đầu ra để tấm bằng Đại học không chỉ là "đồ trang sức". Như vậy, ai có năng lực lấy bằng Đại học đều làm được việc, ai chưa đủ trình độ thì làm công nhân chuyên môn cao.
Bạn Khánh Đăng thẳng thắn: Ai cũng vào đại học lạc hậu hay không là do người học quyết định. Muốn thành công, người học cố gắng rèn luyện khi còn trong trường thì liệu có thất nghiệp không? Người nghèo hay người giàu, người thành công hay không chỉ khác nhau ở suy nghĩ, điều này lý giải rất rõ ràng trong bài viết tại sao bạn thất nghiệp?. Chỉ khi hiểu được tại sao mình thất nghiệp thì mới nói có nên học đại học hay không cũng không còn là vấn đề nếu bạn thật sự muốn.
Một bạn đọc viết, sau khi có được tấm bằng đại học, nếu không xin được việc, vẫn có thể là công nhân trình độ cao. Tay nghề công nhân nước ta còn thấp mới là điều lạc hậu so với thế giới.
Đó là những quan điểm mà kênh tuyển sinh 24h thu thập được, còn ý kiến của bạn như thế nào về vấn đề này?
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất