Phương Pháp Học Và Quản lý Trường Mầm Non Hiệu Quả Nhất
Đối với ngành giáo dục thì phương pháp học và quản lý Trường mầm non sao cho hiệu quả nhất là điều rất quan trọng.
Quản lý trường mầm non là công việc không hề đơn giản vì nó đòi hỏi người quản lý phải luôn luôn sẵn sàng xử lý các tình huống bất ngờ đầy rắc rối trong mọi sinh hoạt của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, công việc này cũng mang đến rất nhiều niềm vui và ý nghĩa.
Bạn có thể trở thành người tạo nên các dấu ấn các khoảng khắc đặc biệt trong cuộc đời trẻ thơ thông qua hoạt động dạy dỗ, chăm sóc, yêu thương trẻ. Mỗi người đều có đam mê và năng lực cho lĩnh vực nghề nghiệp riêng của mình. Đặc biệt là đối với ngành giáo dục. Bài viết dưới đây sẽ nói chi tiết về:
Phương pháp học và quản lý Trường mầm non sao cho hiệu quả nhất
Thứ nhất đó là cần để những vấn đề cá nhân của bạn ở nhà
Bạn hãy học cách gác lại những vấn đề cá nhân nếu muốn trở thành một người quản lý giáo dục mầm non tốt. Và bắt đầu mỗi ngày việc tràn đầy năng lượng qua lời chào ấm áp thân thiện cho mỗi bé khi tới lớp, tới trường. Một nụ cười sẽ giúp phụ huynh yên tâm tin tưởng bạn, rằng bạn sẽ chăm sóc tốt con của họ từ lúc gửi bé tới lớp cho đến khi bố mẹ quay lại đón trẻ về nhà.
Thứ hai đó là cần tôn trọng sự khác biệt về tính cách của mỗi trẻ
Cũng giống như giáo viên khác quản lý mầm non cần thấu hiểu: Mỗi trẻ có một phương thức tiếp nhận môi trường mới, cách chăm sóc, học tập khác nhau. Đa phần các trẻ còn quá nhỏ nên khồn tự chủ được hành động của mình, bé sẽ nhận thức thị giác như khi xem các hình ảnh động, âm nhạc qua các bài hát, phân biệt màu sắc qua tranh ảnh, hình khối, đồ chơi.
Hay những trẻ chỉ thích những trò chơi vận động như đu quay, cầu trượt, chạy, nhảy bao gồm sử dụng tay để cảm nhận hay sờ nắn và khám phá. Những nghiên cứu chỉ ra rằng muốn quản lý một tập thể, một con người thì nhất định phải học lớp quản lý mầm non để có những phương pháp xử lý linh hoạt chăm sóc trẻ, dạy trẻ sao cho hiệu quả với trẻ nhất. Chính vì thế, đánh giá được tính cách và ưu nhược điểm của mỗi trẻ là thách thức với những ai đảm nhận công việc khó khăn này!
Thứ ba đó là cần đảm bảo môi trường học luôn sạch sẽ thoải mái
Ý thức được trách nhiệm để có một môi trường làm việc của mình và môi trường dành cho các bé phải thật sạch sẽ, an toàn cho mọi hoạt động sinh hoạt, vui chơi đó là điều mà các bậc phụ huynh quan tâm nhất khi tìm hiểu để gửi con tới trường.
Vì vậy bạn phải luôn quan sát lớp học, sân chơi, khu ăn uống, ngủ nghỉ, học tập của các bé để hạn chế những vấn đề có nguy cơ tiềm ẩn. Sự kiểm soát này cần kỹ lưỡng và cẩn thận để ngăn ngừa những tai nạn đáng tiếc xảy ra với trẻ nhỏ.
Vì vậy, bạn phải thường xuyên đặt cho mình câu hỏi: Liệu ngôi trường này nơi mà bạn đang làm việc có phải là nơi lý tưởng để chăm sóc, dạy dỗ các bé và nếu có con trong tuổi mầm non như này bạn có cho con mình học ở đây hay không? Từ đó quản lý chi tiết cho mọi hoạt động của toàn thể Trường mâm non mà bạn quản lý.
Thứ tư đó là luôn thân thiện để có được tin tưởng với những người xung quanh
Có thể nói đẻ chọn một chương trình giáo dục tốt, một ngôi trường mầm non có đầy đủ các yếu tố tốt là điều vô cùng quan trọng với phụ huynh. Họ sẽ quan sát, hỏi thăm cộng đồng xung quanh trường để xem mọi người đang nói gì về Trường mầm non này, chương trình lớp, giáo viên lớp như nào?
Đặc biệt đội ngũ giáo viên, nhân viên có niềm nở chào mừng cha mẹ trẻ không? Trẻ có hào hứng tới trường mỗi sang khi cô giáo đưa tay đón bé? Phụ huynh có cảm giác yên tâm gửi con trong một môi trường an toàn không? Khi đứng ở cương vị là một người quản lý trường mầm non, bạn hãy nghĩ về những câu hỏi này hãy đánh giá một cách thực tế nhất về những hạn chế của Trường mầm non bạn đang làm việc và đưa ra các giải pháp.
Có như vậy, bạn sẽ luôn đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh của trường đồng thời sẽ cho phụ huynh cảm thấy hài lòng với những giá trị thiết khi gửi con tại trường để tập trung thời gian cho công việc.
Cuối cùng đó là không bao giờ ngừng học hỏi
Nếu bạn là người đứng đầu hoặc là người được tin tưởng giao cho trách nhiệm quản lý Trường mầm non bạn cần phải có những kiến thức nào ngoài sự yêu nghề, yêu trẻ. Việc đầu tiên đó là không ngừng học hỏi.
Hãy học hỏi ở bất cứ ai, dù là điều nhỏ nhặt nhất. Và hãy tìm hiểu các địa điểm như lớp học quản lý mầm non ở đâu, thời gian học bao lâu, chi phí ra sao, sau khóa học bạn sẽ được những gì (kiến thức, bằng cấp, chứng chỉ như nào). Đa số các khóa học quản lý đều được các Tiến sĩ, Thạc sĩ có kinh nghiệm theo từng lĩnh vực giảng dạy, được học tập tại các lớp học đó là cơ hội để bạn tăng thêm chuyên môn và kỹ năng xử lý nghiệp vụ cho chuyên ngành quản lý Trường mầm non của mình.
Đặc biệc sau khi kết thúc khóa học bạn sẽ được cấp chứng chỉ quản lý mầm non. Đó là một lợi thế khi mà rất nhiều Trường đang tuyển quản lý mầm non đang tìm kiếm những nhân tài xay dựng góp phần hoàn thiện và phát triển cho ngôi trường của họ. Ngoài ra đọc sách là một cách hay giúp bạn thêm điềm tĩnh và nhẹ nhành khi xử lý các trường hợp xảy ra bất ngờ.
Hãy là một thành viên năng động tham gia các hoạt động có tổ chức, hiệp hội chuyên ngành giáo dục – quản lý trường mầm non bởi điều này giúp bạn kết nối với đồng nghiệp, học hỏi từ những cá nhân có cùng định hướng nghề nghiệp với mình. Quản lí trường mầm non đòi hỏi người quản lý cần có rất nhiều kỹ năng cùng sự thấu hiểu thế giới trẻ thơ. Vì vậy đối với những ai đã đang và sẽ theo đuổi công việc quản lý luôn cần có sự trau dồi kiến thức không ngừng.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất