Phương Thức Đào Tạo Hệ Liên Thông Tại Việt Nam

Phương Thức Đào Tạo Hệ Liên Thông Tại Việt Nam

Liên thông lên đại học là một hình thức đào tạo được bộ giáo dục cho phép một số trường thực hiện. Học liên thông Cao đẳng lên Đại học dành cho các đối tượngsinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp

Đào Tạo Hệ Liên Thông Tại Việt Nam Gồm Những Phương Thức Nào

Lựa chọn học liên thông hay đi làm luôn

Sau khi học xong Cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cần phải tốt nghiệp loại Khá, Giỏi, hoặc có một khoảng thời gian kinh nghiệm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển liên thông lên bậc cao hơn (3 năm cho Trung cấp chuyên nghiệp, 1 năm cho Cao đẳng).

Muốn học liên thông lên Đại học, những người đã có bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp phải tham dự kỳ thi tuyển 3 môn gồm: hai môn cơ bản và một môn cơ sở ngành (hoặc thực hành nghề); còn những người đã có bằng tốt nghiệp Cao đẳng, thì phải tìm hiểu các tin tuyển sinh của các trường và đăng ký tham dự một kỳ thi tuyển 2 môn gồm: môn cơ sở ngành (hoặc môn ngoại ngữ tiếng Anh) và một môn kiến thức ngành.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, việc đào tạo Đại học chính quy và các hệ đào tạo khác chưa có sự đồng nhất về chất lượng cho dù là giảng dạy cùng 1 chương trình, cùng giảng viên... Chất lượng tuyển sinh “đầu vào”, đào tạo giữa các hệ đào tạo đang có sự khác nhau rõ nét. Nhiều sinh viên học hệ đào tạo Tại chức, từ xa, liên thông có ý thức học tập kém hơn so với sinh viên hệ Đại học chính quy.

Giá trị của tấm bằng Đại học khi liên thông Luật Giáo dục quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo thì chúng ta phải tuân thủ pháp luật. Điều quan trọng là các trường ĐH phải có trách nhiệm hơn, không đào tạo dàn trải; không nên tuyển sinh bằng mọi giá để đủ chỉ tiêu, số lượng mà phải có sự chọn lọc. Trong quá trình đào tạo, các trường cần có sự đánh giá nghiêm túc nguồn tuyển sinh “đầu vào” và “đầu ra” để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Ngay cả những trường đào tạo văn bằng hai hệ Trung cấp mầm hon hay tiểu học cũng cần thắt chặt hơn về số lượng tuyển sinh để không làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Mặt khác nhiều cơ quan, doanh nghiệp đang có sự thay đổi trong tuyển dụng lao động dựa trên năng lực chuyên môn, kỹ năng của nhân viên, chứ không dựa nhiều vào bằng cấp, loại hình đào tạo.

Vì vậy, trách nhiệm của người học là phải nâng cao kiến thức, kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của xã hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy thay vì mở rộng các hệ đào tạo trên thì Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cho các trường mở rộng đào tạo hệ chính quy; giảm dần, thu hẹp hệ đào tạo không chính quy.

Và song song đó là các bạn học sinh, sinh viên nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ về ngành nghê và hệ đào tạo mà mình lựa chọn. Tránh đăng ký thi sau đó bỏ hoặc đang học cảm thấy không phù hợp lai chuyển hướng khác.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.