Tại sao các trường trung cấp nghề thiếu giáo viên

Tại sao các trường trung cấp nghề thiếu sinh viên

Vốn được đánh giá là có nhiều cơ hội việc làm nhưng các trường nghề vẫn thiếu hụt sinh viên; thậm chí là với các ngành "hot" như sư phạm mầm non, du lịch …đâu là nguyên nhân của tình trạng này ?

Thực trạng sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp

Theo báo cáo mới nhất đến quý 3 năm 2015 có 225 500 người thất nghiệp có trình độ cử nhân đại học và 117 000 người có trình độ cao đẳng trong đó số người thất nghiệp có trình độ sơ cấp nghề là 33.600 người ; 23.000 người có trình độ trung cấp nghề ; 60.200 người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp ; 15.100 người có trình độ cao đẳng nghề ; tính tổng cộng số người thất nghiệp học nghề là 131 900 người tức là số người thất nghiệp có trình độ cao đẳng trở lên gấp hơn 2 lần số người học nghề.

Điều đáng buồn là tỷ lệ thất nghiệp ở trình độ cao đẳng trở lên có xu hướng tăng trong khi xu hướng này lại giảm đối với khối nghề. Trện cả nước có gần 2.500 trường cao đẳng, trung cấp và các cơ sở, trường khác có đào tạo nghề, tuyển sinh khối các trường nghề khoảng 1,5 triệu học viên sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề.  Tuy  nhiên trái với các kế hoạch, quảng cáo  rầm rộ thì tình trạng tuyển sinh của các trường trung cấp nghề vẫn ảm đạm. Theo thống kê chỉ trung cấp y dược, trung cấp mầm non, văn bằng 2 sư phạm mầm non chính quy là vẫn tấp nập người học.

Nguyên nhân từ đâu?

Tâm lý trọng bằng cấp ở nước ta đã được đưa ra bàn luận nhiều lần và được cảnh báo là tâm lý này có thể gây lên tình trạng sốt bằng cấp và có thể gây hại cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên trên thực tế tâm lý này vẫn tồn tại và ảnh hưởng nhiều đến việc chọn học của các thí sinh. Nhiều phụ huynh học sinh hiện nay luôn cho rằng phải học “càng cao, càng tốt” và cho rằng học càng cao càng dễ có công việc ổn định.

Tâm lý này khiến học sinh học, học nữa, học mãi trong khi nhu cầu của thị trường không có dẫn đến việc thất nghiệp tràn lan. Trên thực tế, kể cả có học trung cấp thì các sinh viên vẫn tìm mọi cách để liên thông từ trung cấp lên đại học. Điều này cũng dẫn đến việc lượng sinh viên đại học cứ tăng lên trong khi nhu cầu nhân lực đại học lại không tăng. Một nguyên nhân khác đó là để có bằng đại học ở nước ta quá dễ dàng; các trường đại học mở ra ồ ạt trong khi chi phí để học đại học không quá lớn khiến người người, nhà nhà đều có thể học đại học.

Mỗi năm nước ta có thêm 400000 sinh viên đại học, con số này còn chưa kể đến các thí sinh liên thông  các năm.  Tuy vậy việc  chọn ngành phù hợp, chọn nghề gì để học  thì lại không được hướng dẫn , lựa chọn. Hệ quả đó là cử nhân thất nghiệp ra trường ngày càng nhiều do không có kỹ năng chuyên môn hay học những ngành mình không mong muốn, chán học, bỏ học…

Trên đây là một số nguyên nhân mà người  dân không mặn mà với việc học nghề; có thể còn nhiều nguyên nhân khác nữa mà chúng tôi không kể hết ở trên.  Nhưng dù là nguyên nhân gì thì chúng ta cũng cần phải xem xét thấu đáo và đưa ra giải pháp thích hợp cho bài toán học gì.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.