Thất Nghiệp – Tăng Nhưng Lỗi Không Phải Ở Nhà Trường

Thất Nghiệp – Tăng Nhưng Lỗi Không Phải Ở Nhà Trường

Nguyên nhân của tình trạng cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp khi ra trường là gì? Là do sinh viên hay do nhà trường? Chúng ta cần xem xét để đánh giá cho đúng thực trạng này.

Tình trạng cử nhân liên thông đại học, tốt nghiệp đại học ra trường không kiếm được việc làm ngày càng tăng đã là một vấn đề không còn xa lạ gì nữa với xã hội. Vậy nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp này là gì? Là do sinh viên hay do nhà trường? Chúng ta cần xem xét để đánh giá cho đúng thực trạng này.

Hàng năm, hàng chục nghìn sinh viên từ các trường, các hệ đào tạo, từ trung cấp, cao đẳng, đại học, đến liên thông Đại học Kinh tế Quốc dân,… đồng loạt ra trường và lao vào thị trường tìm kiếm việc làm. Nhưng đâu phải ai cũng có thể có việc làm ngay.

Mỗi khi những tổ chức như Tổng cục thống kê hay Tổ chức Lao động quốc tế thường xuyên có những cuộc khảo sát, thống kê và công bố số lượng hàng chục nghìn cử nhân, thạc sỹ ra trường thất nghiệp là gần như ngay lập tức, dư luận xã hội lại lên tiếng chỉ trích, lên án các trường ĐH-CĐ-TC trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội.

Sợ hãi với nỗi lo thất nghiệp
Sợ hãi với nỗi lo thất nghiệp

Nhưng nếu đổ tất cả trách nhiệm cho nhà trường thì liệu có công bằng hay không? Và nhà trường có phải là nguyên nhân gốc rễ duy nhất tạo ra sự bất cập này?

Trường Đại học Thương Mại là một trường trong top đầu về thương mại và có uy tín, chất lượng đào tạo. Nhưng tỷ lệ sinh viên ra trường chưa có việc làm hoặc làm trái ngành là cũng kha khá. Bởi vậy, để đánh giá được chất lượng của một trường ĐH thì không thể dựa vào tỷ lệ cử nhân, thạc sỹ mới ra trường có việc làm hay là không có, đang thất nghiệp. Nếu cho rằng những con số này là quan trọng để đánh giá chất lượng trường thì chắc hẳn tại các nước có nền giáo dục đại học tiên tiến, tỷ lệ này sẽ thấp. Tuy nhiên, những con số được công bố đã không khẳng định nhận định này.

Theo điều tra tại giai đoạn 2014-2016, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên tại một số nước trên thế giới, thì tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp tại Việt Nam (là 6.26% - 2014) thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ tương ứng tại Mỹ(10.5%), Australia(12.65%), Canada(13.3%) và Anh Quốc (13.4%). Nhưng không ai có thể khẳng định chắc rằng giáo dục đại học Việt Nam tốt hơn những nước này.

Vậy, có chăng sinh viên ra trường thất nghiệp không phải là lỗi của nhà trường?

Cùng tìm hiểu nguyên nhân sâu sa của tình trạng thất nghiệp này thì có 2 lý do quan trọng nhưng lại được ít người chú ý và xem xét đầy đủ.

Đầu tiên, tình trạng thất nghiệp nhiều hay ít có mối liên hệ đến “sức khỏe” của nền kinh tế. Với một nền kinh tế phát triển thì sẽ tạo ra nhiều việc làm cho các cử nhân, thạc sỹ ra trường, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Thứ hai, nguyên nhân cũng có thể bắt nguồn từ việc cơ cấu các ngành đào tạo không ăn khớp với cơ cấu nghề mà xã hội cần.

Tại Việt Nam, điều này đúng với ngành sư phạm như Sư phạm mầm non, thể hiện qua việc nhu cầu giáo viên những năm gần đây rõ ràng là ít hơn số lượng cử nhân ra trường tại các ngành sư phạm.

Vậy trách nhiệm thuộc về ai? Trước tiên là thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đã không dự báo và điều tiết được số lượng và cơ cấu ngành đào tạo tương ứng với nhu cầu xã hội. May ra mới có thể giải quyết được phần nào tình trạng thất nghiệp này. Lỗi không phải do một mình ai cả, mà là phải xem xét trên nhiều góc độ khác nhau.

Tuy nhiên, nếu khẳng định việc nhà trường không có bất kỳ trách nhiệm gì đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên ra trường thì có phần không thỏa đáng. Các trường đua nhau tổ chức tuyển sinh, mở rộng ngành nghề đào tạo mà không cần quan tâm đến chất lượng đào tạo. Sinh viên không được đào tạo một cách chuyên nghiệp, không thể đáp ứng công việc, yêu cầu của đơn vị tuyển dụng được.

Việc đánh giá về trách nhiệm thuộc về ai và như thế nào không đơn thuần chỉ là con số thất nghiệp tuyệt đối qua số liệu điều tra, khảo sát, mà cần thông qua lăng kính có tính chất tương đối hơn.

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.